1. Câu chuyện những đứa con trở về
Chuyện thứ nhất: Chị gái “bệnh nhân 17”, Nga Nguyễn, 27 tuổi, sống ở Anh được xem là “bệnh nhân số 0” của giới thời trang sau khi dự show và dương tính với nCoV. Cô là khách mời dự show của Gucci ở Milan và Saint Laurent ở Paris, hai trong số những show nổi tiếng với lượng người tham dự lớn nhất của thời trang ứng dụng. Nga Nguyễn vì thế trở thành tâm điểm sợ hãi của hệ thống thời trang. Cô bị báo chí Anh gọi là “người siêu lây nhiễm”.
Khó có thể hình dung được Nga Nguyễn đã có những trải nghiệm khó khăn như thế nào trước dư luận báo chí và xã hội châu Âu khi được mệnh danh là “bệnh nhân số 0” của giới thời trang và là “người siêu lây nhiễm”, ngay giữa lòng châu Âu.
Làn sóng thông tin sai sự thật càng khiến người trong cuộc khó đỡ. Nga Nguyễn đã cay đắng trải lòng khi trả lời cuộc phỏng vấn điện thoại: “Mọi người nói tôi đã bay về nước, rằng tôi đã biết mình bị nhiễm vi rút khi đang tham dự show, những điều này đều không đúng, rằng tôi hư hỏng vì có một bức ảnh chụp tôi hở ngực, rằng tại sao vi rút lại xâm nhập tôi, rằng đây là lúc để những người tham lam trong giới thời trang dừng lại và suy nghĩ”. Còn nữa, một phụ nữ bình luận “thay vì là một “influencer” (người có sức ảnh hưởng), dường như cô ta là một “infector” (người lây nhiễm)”.
Cho thấy nhiều người “thoải mái” quy kết cô gái mà không buồn kiểm tra lại thời điểm Covid-19 bùng phát và lịch trình đến Italy của cô. Cô nói: “Tôi hoàn toàn hiểu thái độ cực đoan đó, khi thế giới đang trong cơn hỗn loạn vì đại dịch này”. “Rõ ràng chúng tôi bị soi xét rất nhiều nhưng tôi nghĩ phần lớn là dựa trên những giả định và tưởng tượng về hậu quả của các sự việc”.
Nga Nguyễn, người đi lại giữa Italy, London, Đức và Hà Nội, là con gái của một nhà kinh doanh và được The Resident, một trang tin tức trực tuyến ở London, gọi là “người di cư toàn cầu”. Cô có bằng khoa học chính trị của đại học King, London và từng làm việc ở bộ phận mỹ phẩm và nước hoa của tập đoàn LVMH tại Paris trước khi tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Cô đã hai lần dự Met Gala, giải thưởng được xem là Oscar của ngành thời trang, và từng chụp ảnh tại nhiều gala cùng những tên tuổi thế giới như Naomi Campbell, Jonathan Newhouse, Anna Dello Russo, Virgil Abloh, nhà thiết kế của Off-White và dòng thời trang Louis Vuitton.
Về không gian mắc bệnh, khi Nga được Gucci mời tham gia show, cô đã rất hào hứng và rủ em gái đi cùng. Họ bay từ London đến Milan hôm 18/2 và tới dự show của Gucci. Hai chị em đã ở Italy trong chưa đầy 48 giờ. Lúc đó, Nga cho hay “không có ai nói gì về nCoV cả”, đến ngày 20/2, ca nhiễm nCoV đầu tiên ở Italy mới được ghi nhận tại vùng Lombardy. Hôm 25/2, họ bay hãng Eurostar đến Paris để dự show của Saint Laurent. Italy khi đó đã được xem là tâm dịch nhưng vẫn chưa có lệnh phong tỏa. 2/3, Nhung bay về Việt Nam.
Họ khó biết được mình lây từ ai, lúc nào và đã có Cô rô na trong người mình hay không, họ vẫn đi tập gym, đi làm việc. Nhiều người khác cũng vậy, cũng như hai chị em Nga Nhung đã đi đó đây, làm việc, tham dự các sự kiện, cuộc vui giữa lòng châu Âu. Tuy nhiên, tùy duyên mà một số người được con Cô rô na yêu quý, một số không. Với Nga Nguyễn khi có triệu chứng, bắt đầu ho, xét nghiệm và ngày hôm sau biết tin mình bị nhiễm nCoV. Cô đã cách ly từ hôm đó và đã thông báo về tình trạng sức khỏe với những người mình từng tiếp xúc tại show Gucci và Saint Laurent, cũng như bạn bè, gia đình, chuyên gia trang điểm và nhiếp ảnh gia.
Khi em gái của Nga Nguyễn trở về VN, đã trở thành bệnh nhân số 17 của Việt Nam và số 1 của Hà Nội, và bắt đầu tạo nên một làn sóng phản ứng dữ dội của dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Đáng sợ là cả làn sóng tin bịa đặt, tin thật giả lẫn lộn, bới móc đời tư, xúc phạm nhân phẩm không một chút thương tiếc… Người ta chỉ biết rằng hai chị em đã có mặt ở những show thời trang trên qua những bức ảnh họ đăng trên Instagram. Nga sau đó đã xóa tài khoản vì nhận được quá nhiều tin nhắn đe dọa cả bản thân cô lẫn gia đình.
Chuyện thứ hai: Chuyện Tiên Nguyễn đáp chuyên cơ về Việt Nam để khám, xét nghiệm, điều trị Covid19 đang thu hút sự chú ý của dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí khen che có cả. Dù là một câu chuyện rất người, một đứa con khi ốm đau trở về nước mẹ để chữa trị là quyết định rất yêu thương và đúng đắn. Nhưng có lẽ vì Tiên Nguyễn là con của đại gia nổi tiếng, về nước theo cách quá riêng, quá “sang chảnh” nên nhiều người “thích” bàn luận.
Tiên Nguyễn, đã chủ động tự cách ly sau khi chính cô nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi có triệu chứng cô đã đi khám 2 lần tại London và yêu cầu xét nghiệm nhưng bệnh viện tại đây không xét nghiệm, chỉ định cô tự cách ly và chữa bệnh tại nhà. Từ ngày 6/3 tới 8/3, bệnh tình của Tiên Nguyễn không có dấu hiệu khả quan hơn với biểu hiện ho khan, mặc dù không sốt.
Ngày 9/3, Tiên Nguyễn đã có sự thay đổi kế hoạch đối phó với dịch bệnh. Cô quyết định trở về Việt Nam và biết chắc chắn sẽ phải cách ly vì đã lưu trú tại vùng dịch. Về Việt Nam khám, xét nghiệm, Tiên Nguyễn mới xác định được chính xác rằng cô trở thành bệnh nhân Covid19 (bệnh nhân số 32 của VN).
Trước đó, Tiên Nguyễn đã tham dự Tuần lễ thời trang Milan (Italia) và cũng đã gặp gỡ tiếp xúc gần với bệnh nhân số 17 của VN tại đó. Cô cùng với em trai tham dự show của Burberry. Sau đó, cô trở về Anh.
Vừa mới đây (ngày 12/3), Tiên Nguyễn chia sẻ trên trang cá nhân tình hình mới nhất của cô từ trên giường bệnh: “Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng khi biết tin bị nhiễm bệnh thật không dễ chút nào”. Dù nhiều người đã ủng hộ quyết định trở về đất mẹ để trị bệnh và hiểu thấu hơn hết giá trị sinh mệnh con người trước cửa sinh tử. Nhưng cũng có những búa rìu dư luận cố tình hoặc vô tình giáng xuống cô.
Nhưng Tiên cho rằng cô rất may mắn vì đã có sự động viên tinh thần của gia đình, bạn bè, trên hết là sự tận tâm chăm sóc của các y bác sĩ. Cô cũng bày tỏ tin tưởng với quyết tâm, ý thức của mỗi người và chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ, Việt Nam chúng ta sẽ đẩy lùi được bệnh dịch.
2. Câu chuyện phí điều trị Covid19
Tại Việt Nam, dù nước này chưa giàu nhưng thực hiện chính sách miễn phí điều trị Covid19. Chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm Covid19 do bảo hiểm y tế chi trả; mễn chi phí cho người đi cách ly tập trung. Đối với khu vực bị phong tỏa, kinh phí từ ngân sách nhà nước giúp cung cấp thực phẩm miễn phí (Hà Nội) hoặc cấp tiền 40.000 đồng/người/ngày (Vĩnh Phúc).
Tại Trung Quốc, theo tạp chí Vox, miễn phí xét nghiệm, điều trị Covid19 cho cả người có bảo hiểm và cả những người bệnh không có bảo hiểm y tế.
Trong khi đó tại Mỹ, hiện có 27,5 triệu người không có bảo hiểm và hàng chục triệu người chưa có bảo hiểm ở mức cần thiết. Theo báo Denver Post, thời gian vừa qua do dịch Covid19 diễn biến phức tạp, đã có hàng trăm chuyên gia y tế và học giả trong ngành đã cùng ký thư gửi tới nhà chức trách liên bang kiến nghị việc chính phủ Mỹ nên thanh toán chi phí y tế liên quan Covid19 để góp phần ngăn chặn dịch lây lan. Cho dù đã có những nỗ lực điều chỉnh, theo báo New York Times, cho tới nay, những người muốn được xét nghiệm và điều trị các bệnh hô hấp như Covid19 đều có nguy cơ phải trả những hóa đơn “khủng”. Tại Tp. Denver, một phụ nữ có dấu hiệu cúm đi xét nghiệm Cô rô na và phải trả hóa đơn 4.500 USD.
Tại Singapore miễn phí xét nghiệm nhưng thu tiền điều trị của người nước ngoài từ 4.300-5.800 USD.
Tại Anh, như câu chuyện của Tiên Nguyễn, người Việt cư trú ở London và nhiều người Anh khác, hầu như không có bệnh viện nào quan tâm việc xét nghiệm hay điều trị ngay cả khi triệu chứng Covid19 khá rõ ràng, nhiều người dân phải tự cách ly, tự vượt qua và có khả năng tự chết hoặc chứng kiến người thân chết trong nhà mà không thể có ai giúp đỡ xử lý việc mai táng…
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến xấu tại châu Âu và đến hàng trăm nước trên thế giới. Hiện tại, một số nước châu Âu như Anh, Pháp đã quyết định ưu tiên chữa trị cho các trường hợp nhiễm Covid-19 có triệu chứng nặng, nhiều trường hợp triệu chứng nhẹ được khuyên điều trị tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Hoặc tại Ý, các bệnh viện phải cân nhắc ai được dùng máy trợ thở, ai được chữa trị vì không có đủ trang thiết bị, nhân lực…
Và hành động của cô gái Tiên Nguyễn thuê chuyên cơ riêng trở về Việt Nam để khám, xét nghiệm, điều trị Covid19 chính là một câu trả lời có sức thuyết phục về trình độ y tế và chế độ an sinh xã hội khá tốt, bẻ gãy những luận điệu cố tình bôi nhọ XHCN của những kẻ luôn chê bai dân tộc, đất nước đẻ ra mình.
3. Đôi điều kết luận
Qua những câu chuyện thực tế, co thấy, về tâm lý con người, tâm trạng xã hội, tin đồn, bịa đặt và làn sóng dư luận trước dịch bệnh, tây ta đều có bản chất giống nhau, lúc nào cũng có một bộ phận thích chỉ trích, xuyên tạc, khuếch đại, quy kết tội lỗi khiến cho nạn nhân dù có lỗi hay vô tội đều trở thành tội đồ. Đó là mặt bản chất đen của con người dù Âu hay Á trong thời đại 4.0.
Về bản chất của một xã hội, Việt Nam có nhiều khiếm khuyết nhưng cũng có những thành công lớn lao mà cả thế giới có thể và nên học hỏi, tất cả đều bắt nguồn từ chính sách nhân đạo và xã hội chủ nghĩa. Năm 2000/2001 Hàn Quốc có dịch tiêu chảy và Việt Nam có thuốc chữa rất hiệu nghiệm. Việt Nam gửi tặng Hàn Quốc thuốc chữa vì mục đích nhân dân. Vài năm sau, Hàn Quốc bàn thuốc này cho Ấn Độ để kiếm lời khủng (tư bản chủ nghĩa giàu có một phần do nhanh nhạy như thế!).
Hãy xem thực tế, việc Việt Nam kiểm soát hoàn toàn SARS trước đây và Covid19 hiện nay, WHO , Hàn Quốc và nhiều nước khác phải tham khảo VN về việc xử lý khủng hoảng y tế (không có ai tử vong vì SARS và đến hiện nay đã điều trị khỏi 16 ca mắc nCoV trước đây và đang điều trị 23 ca mắc mới từ 6/3 đến nay 12/3). Nếu những nước nghèo như Việt Nam, Cuba có thể cung cấp chế độ chăm sóc sức khỏe giá hợp lý hoặc miễn phí cho người dân thì Mỹ và nhiều nước phát triển hơn nên xấu hổ vì không có chế độ chăm sóc sức khỏe chung cho mọi tầng lớp.
Thế giới cần thêm nhiều thông tin về Việt Nam mà không bị lọc qua lăng kính tuyên truyền của tư bản hay thậm chí là góc nhìn bới móc, bịa đặt của những kẻ chỉ muốn chống phá đất nước mình, đồng bào mình. Cuối cùng, xin đừng tin lời tôi nói, hãy nhìn xem thực tế có đúng như vậy không…!
Trà Việt