Bà Abuk Mangok cùng mẹ già 70 tuổi và 7 người con được Đội Công binh Việt Nam xây tặng ngôi nhà rộng 40 m2 trước cổng doanh trại của đội ở Abyei, châu Phi.
Bà Abuk Mangok từ Akon, bang Warrap, Nam Sudan chạy nạn đến Abyei cuối tháng 11/2022 (khu vực tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan) khi các bộ tộc, bộ lạc bắn phá, cướp bóc tranh giành lãnh thổ. “Họ đốt hết nhà cửa, tôi phải chạy đến Abyei để lánh nạn, mang theo mẹ già và 7 đứa con nhỏ”, bà Mangok nói.
Gia đình 9 người với một mẹ già và 7 đứa trẻ, lớn nhất 15 tuổi, bé nhất mới chập chững biết đi mưu sinh bằng cách nhặt củi khô rồi bán than củi ở chợ. Họ trú tạm trong túp lều khoảng 5 m2 dựng từ cành cây và những mảnh bạt rách. Người già và trẻ nhỏ được ở trong lều, mấy đứa lớn phải nằm ngủ ngoài trời.
Cảnh nheo nhóc, đói khổ của gia đình bà Abuk Mangok khiến những người lính công binh Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA, khu vực Abyei, không thể cầm lòng. Ban đầu, bộ đội đi kiếm tấm bạt lớn rồi quây lại để tránh gió, tránh mưa cho những đứa trẻ. Mỗi lần có quà bánh, thành viên Đội đều mang cho chúng.

Túp lều được quây bằng cành cây và bạt trước đó của gia đình bà Abuk Mongok
Nhưng các thành viên Đội Công binh vẫn trăn trở khi sự trợ giúp chưa được trọn vẹn. Ý tưởng làm tặng họ một ngôi nhà đưa ra, nhanh chóng được ban lãnh đạo Đội Công binh phê duyệt. Tháng 3 – tháng thanh niên nên nhiệm vụ này được giao cho Ban Chấp hành chi đoàn triển khai.
Trung tá Nguyễn Quang Tuyển, Chính trị viên Đội Công binh số 1, cho biết ở Abyei, vật liệu xây dựng rất thiếu thốn. Để chuẩn bị xây nhà cho bà Abuk Mangok, những người lính Việt Nam gom từng khúc gỗ, cây cột, mảng nhựa thải loại khi làm nhiệm vụ xây dựng doanh trại cho các đơn vị, chất lên xe chở về.
“Những đồ phế liệu đó sẽ được bộ đội gia công, sơn sửa, lắp ghép vào những ngày nghỉ, không phải thực hiện nhiệm vụ của Phái bộ. Những gì cần thiết mà không thể thu gom, chúng tôi sẽ phải tìm mua”, anh Tuyển cho hay.

Lính mũ nồi xanh gia công các cột gỗ để xây nhà cho người dân
Sau khoảng một tháng thu gom vật liệu và hai tuần thi công, căn nhà rộng 40 m2 gồm hai gian đã hoàn thành. Nhà được dựng lên bởi 6 cột, liên kết bằng 3 kèo, 12 tấm xà gồ. Để chống nóng, Đội Công binh lợp tấm liếp, tấm cỏ bên ngoài và lót bên trong bằng vải chống nước để ngăn mưa cũng như chống côn trùng.
Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Tiến Hải kể, khó khăn nhất khi làm ngôi nhà này là Đội không có đủ công cụ hỗ trợ, phần lớn phải làm bằng tay. “Chúng tôi phải cố gắng hết sức, dành hết những ngày cuối tuần để sớm hoàn thành công việc, giúp bà mẹ và những đứa trẻ tội nghiệp thoát cảnh màn trời chiếu đất, không phải di cư khi mùa mưa đến”, anh Hải nói.
Ông Apach Deng Biong, Thị trưởng Abyei, bày tỏ cảm kích trước những hoạt động nhân đạo của Đội Công binh số 1 tại Abyei. “Trong gần một năm từ khi các bạn Việt Nam đến đây, tôi nghĩ các bạn đã hiểu rõ địa bàn hơn cả tôi”, ông nói.
Cảm ơn Đội Công binh Việt Nam, bà Abuk Mongok nói: “Căn nhà này thật tuyệt vời, rất đẹp và chắc chắn. Mẹ và các con tôi hạnh phúc khi được sống trong căn nhà mới”.
Abyei là khu vực tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan, châu Phi. Hai nước đã ký Thỏa thuận ngày 20/6/2011, cam kết rút quân khỏi khu vực phi quân sự tại Abyei và thiết lập cơ chế hỗn hợp để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cho đến nay hai nước chưa có nhiều tiến triển thực chất.
Phái bộ UNISFA được thành lập năm 2011 theo Nghị quyết 1990 của Hội đồng Bảo an với nhiệm vụ bảo vệ thường dân và thúc đẩy phi quân sự hóa tại Abyei, được bổ sung nhiệm vụ hỗ trợ Cơ chế Hỗn hợp về Kiểm chứng và Giám sát biên giới chung (JBVMM) tại Abyei theo Nghị quyết 2024 ngày 14/12/2011.
Đội Công binh đầu tiên của Việt Nam triển khai đến UNISFA đầu tháng 5/2022 với 184 thành viên. Nhiệm vụ của Đội là khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường vận tải chính, vận tải dự phòng; sửa chữa khôi phục đường băng dã chiến; chuẩn bị và bảo dưỡng các tuyến đường kết nối căn cứ, xây dựng bãi đỗ trực thăng, kiểm tra, khắc phục sự cố giao thông.
Ngoài hoàn thành nhiệm vụ Phái bộ giao, những người lính mũ nồi xanh Việt Nam thường tranh thủ ngày nghỉ để giúp đỡ người dân bản địa. Đội đã xây dựng 25 km mương dẫn nước thoát ngập cho người dân, giúp thị trấn Abyei thoát cảnh cứ mưa là ngập hàng chục năm qua. Đội cũng xây dựng cụm công trình nhân đạo gồm phòng học, phòng giáo viên, thư viện, nhà ăn và tặng máy tính xách tay cho trường cấp 3 Abyei; hướng dẫn giáo viên, học sinh của trường làm nông nghiệp.
(Theo vnexpress)
Bài viết hay
Tự hào bộ đội cụ Hồ!
Tôt
Ngoc
thonguyen.1101070@gmail.com
Tuyệt vời
Good
Bộ đội cụ hồ
Tuyệt vời.
Tuyệt vời
Tuyệt vời!
Tuyệt
Những việc làm ý nghĩa của các anh Bộ đội mang trên mình màu áo xanh người lính cụ Hồ
Tuyệt vời, rất ý nghĩa
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Tuyệt vời quá. Việc làm đầy ý nghĩa
Tuyệt vời quá, việc làm đầy ý nghĩa
Bài viết hay
Tuyệt vời quá.bài viết hay
Tuyệt vời đầy ý nghĩa
bài viết hay
Rất hay, việc làm giàu ý nghĩa
Rất hay, giàu ý nghĩa
Đầy ý nghĩa và ấm áp tình người
Thật hay và đầy ý nghĩa
Việc làm thật ý nghĩa của các anh bộ đội.
Bộ đội VN tuyệt vời.
Hay và ý nghĩa quá.bộ đội cụ Hồ!!!
Bộ đội VN luôn yêu thương con người dù khácị màu da châu lục
Một việc làm đầy ý nghĩa
Tuyêt vời môt viêc lam đầy ý nghĩa
Các đồng chí thật tuyệt vời
Việc làm ý nghĩa
Hay quá
Đi dân nhớ, ở dân thương đó chính là lẽ sống của người lính bộ đội cụ Hồ. Dù đi đến đâu, sống nơi đâu người lính vẫn luôn có những việc làm đẹp, hành động đẹp để lan toả truyền thống chia ngọt sẻ bùi của những người lính nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.