
Suy nghĩ, lo lắng và bức xúc trước hành vi của Trung Quốc “gậm nhấm”Biển Đông,… của cán bộ, Đảng viên và người dân là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên có kẻ đã lợi dụng tâm trạng xã hội này để xuyên tạc, vu cáo Đảng và nhà nước ta là “bán nước”, là “hèn nhát”,… Họ đặt câu hỏi: “Vì sao Việt Nam không kiện Trung Quốc?”ra tòa án quốc tế như Philippin.
Trên internet có kẻ còn viết rằng: “Việt Nam sợ Trung Quốc “cho một bài học nữa”; “Cộng sản Việt Nam vô ơn bạc nghĩa đối với 74 Chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/01/1974”,…Hà Nội cũng vô ơn đối với “Những chiến sĩ trong cuộc chiến Biên giới (17-2-1979) và các chiến sỹ bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988”.
Vậy có phải Việt Nam “sợ Trung Quốc”hay không? Vì sao Việt Nam chưa kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế? Và cuối cùng “Chỗ đứng nào cho Việt Nam ở Biển Đông?”chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi mấy chủ đề nói trên.
1-Loại trừ thủ đoạn xuyên tạc, vu cáo,…ý kiến cho rằng Việt Nam “sợ Trung Quốc”là hoàn toàn vô căn cứ, cả về chính trị và thực tế. Lịch sử bốn nghìn năm của Việt Nam cho thấy dân tộc ta chư từng khuất phục kẻ thù xâm lược nào, cho dù đó là những đội quân hùng mạnh nhất thế giới.
Còn nhớ trong hàng năm Việt Nam đã bị các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược,…rút cuộc chúng không thể áp đặt sự thống trị đối với dân tộc Việt Nam. Bài Thơ thần (thế kỷ XI) của Lý Thường Kiệt đã khái quát chân lý đó:
“Nam quốc sơn hà –Nam đế cư;
Tiệt nhiên, định phận tại thiên thư;
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm;
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Lịch sử còn lưu lại: Vào thế kỷ XIII, Việt Nam đã ba lần đánh bại quân Nguyên Mông (gồm quân Mông cổ và bọn tay sai)- Một đội quân thiện chiến nhất thế giới. Cho dù chúng đã đánh đông dẹp Bắc nhưng đã bị thất bại nhục nhã ở Việt Nam. Bước sang thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (từ 1858,…đến 1975) dân tộc ta đã nhiều lần khởi nghĩa chống thực dân xâm lược–giành độc lập Dân tộc nhưng không tồn tại được bao lâu. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám, 1945 giành Độc lập dân tộc, tiến hành các cuộc kháng chiến đã đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ-là những đội quân phương Tây (có trình độc phát triển về nhiều mặt cao hơn Việt Nam một thời đại) bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước vào 1975.
Còn nhớ ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã dùng 60 vạn quân với 800 xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo đồng loạt tấn công trên toàn tuyến biên giới kéo dài 1.400 km thuộc 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Rút cuộc cuộc chiến tranh xâm lược của “người anh em, môi hở răng lạnh”đã bị quân dân ta đánh bại.
Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại đảo Gạc Ma, giết hại dã man 64 chiến sỹ trong tay không có vũ khí. Sự kiện này đã lưu lại trong ký ức người Việt Nam hình ảnh “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử”.
Như vậy là hoàn toàn không có chuyện Việt Nam sợ Trung Quốc. Không có chuyện Việt Nam nhầm lẫn bạn bè, người anh em cùng ý thức hệ với kẻ thù xâm lược. Những người Việt Nam, cho dù là người sống dưới chế đọ Việt Nam cộng hòa hay là Cộng hòa XHCN Việt Nam đều là những người yêu nước, dám đổ xương máu để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Còn chuyện vì sao Việt Nam không/chưa kiệm Trung quốc? Câu trả lời nằm trong chiến lược của Hà Nội và còn tùy vào các kịch bản/tình huống.
Về chiến lược, Việt Nam kiên quyết và kiên trì bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Trên cơ sở đó quan điểm của Việt Nam là:
1- Bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS,1982.
2- Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò của các nước lớn, như Hoa Kỳ, EC (Liên minh châu Âu), Sustralia, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Nhật Bản v.v…Việt Nam không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền lực ở Á Châu-Thái Bình Dương giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.
3-Việt Nam chỉ kiện Trung quốc về Biển Đông khi đàm phán bế tắc và các giải pháp khác không còn hiệu quả.
Có thể nói giải quyết vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung quốc còn nhiều ngồn dự trữ về phương thức giải quyết: Chẳng hạn: 1- Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo các thỏa thuận ký giữa hai bên; 2- Trung Quốc và Việt Nam cùng các nước ASEAN, ra soát việc tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải”, thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải”(COC) 3- Phát huy vai trò của các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EC và Liên hợp quốc để kiềm chế Trung quốc. …4-Việt Nam đã và sẽ tiếp tục nỗ lược củng cố các vị trí đảo, bãi đá và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa.
Việt Nam hoan nghênh các nước lớn ủng hộ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Tuy nhiên Việt Nam không dựa vào bất cứ nước nào để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam không nhân nhượng với bất cứ quốc gia nào cho dù đó là quốc gia có “cùng ý thức hệ”, hay “người anh em môi hở răng lạnh”,…Cũng như những nước lớn “hứa”sẽ bảo vệ Việt Nam đến cùng. Việt Nam không loại trừ bất cứ khả năng/ phương án nào, kể cả “khởi kiện”và chiến tranh để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình. Nói cách khác-chỗ đứng của Việt Nam là bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải …/.
Bắc Hà