
1. Nhìn lại câu chuyện nổi lên mới đây, giới chuyên gia tài chính quan ngại trước thông tin Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam đã thao túng tiền tệ, thực chất có đúng vậy không?
Trước vấn đề trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời rõ ràng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương theo hướng hài hoà lợi ích đôi bên. Các cơ quan tài chính Việt Nam đã thực hiện các chính sách tiền tệ đặc thù theo quy luật thị trường, góp phần bảo đảm môi trường kinh tế vĩ mô cho quốc dân đồng bào.
Được biết, một trong ba vấn đề mà nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện để bị dán nhãn thao túng tiền tệ, đó là việc Ngân hàng Nhà nước đã bỏ tiền ra mua ngoại tệ để can thiệp vào thị trường tiền tệ trong một thời gian dài liên tục (trên 6 tháng). Ngay khi xuất hiện thông tin quy kết Việt Nam thao túng tiền tệ, chính quyền Việt Nam khẳng định sẽ trao đổi với các bên liên quan để làm rõ vấn đề; Ngân hàng Nhà nước giải thích là do thị trường nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên đã bỏ tiền ra mua để góp phần ổn định kinh tế, bảo đảm hoạt động thị trường ngoại tệ được thông suốt, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, các luận điệu xuyên tạc bịa đặt cho rằng, nào là nhà cầm quyền Cộng sản tự in tiền cho nền kinh tế trong nước, kìm hãm tỷ giá chênh lệch giữa tiền Việt Nam đồng với các loại ngoại tệ. Thời buổi nào rồi vẫn còn có kiểu bịa đặt “tự in tiền”! Thực tế Ngân hang Nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định tỷ giá và huy động nguồn lực tài chính trong dân, điều này hoàn toàn phù hợp thực tiễn và lý thuyết chính sách kinh tế vĩ mô. Nhờ đó đã tác động thực tiễn bảo đảm tăng nguồn lực cho nền kinh tế và cho cả người dân trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19.
Như vậy, Việt Nam đã thành công kép khi vừa khống chế được đại dịch Covid-19 vừa điều hành chính sách tiền tệ phù hợp góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và Việt Nam trở thành là một trong số ít nước đạt mức tăng trưởng dương năm 2020.
2. Một điểm mới liên quan được làm rõ trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII tới đây là: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đồng nghĩa với việc coi xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình dài, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu “bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”, cũng là để tạo sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ trước diễn biến thực tiễn.
Dự thảo Báo cáo trên cũng đề cao vai trò của các tổ chức xã hội trong tạo lập sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên, bảo vệ lợi ích thành viên, nguyện vọng chính đáng người dân…
Hướng tới làm sâu sắc hơn vai trò, chức năng Nhà nước trong hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, bảo đảm những điều ước và cam kết quốc tế; nâng cao năng lực dự báo và ngăn chặn, trung hòa các tác động mặt trái của kinh tế thị trường (như cạnh tranh chạy theo lợi nhuận đơn thuần, thiếu lành mạnh, phân hóa giàu nghèo và coi nhẹ vấn đề môi trường, y tế, xã hội…). Nhà nước vẫn luôn phải là nhạc trưởng giữ nhịp và bảo đảm ổn kinh tế vĩ mô, giữa bộn bề khó khăn do tác động của Covid-19, Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các chính sách tiền tệ trợ lực cho doanh nghiệp và người dân, tuân thủ các cam kết, quy luật và quy trình kinh tế trong hội nhập quốc tế, tiếp tục khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới, nhiều dự án Start-up online khởi nghiệp thành công trong bối cảnh Covid-19.
Việc dự thảo Báo cáo tái khẳng định mục tiêu cao nhất của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy, xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng phù hợp xu hướng và yêu cầu thực tiễn kinh tế thị trường trên thế giới; bởi lẽ thực tế đã, đang và sẽ cho thấy, dù ở đâu và thời đại nào, khác nhau về chế độ và thể chế chính trị, song mọi mô hình kinh tế thị trường muốn thành công đều phải hội tụ vào mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là vì phát triển đất nước bền vững và đáp ứng ngày càng tốt hơn khát vọng hạnh phúc cho người dân của quốc gia mình.
Điều không thể phủ nhận quá trình Đảng CSVN không ngừng củng cố nhận thức toàn diện, đầy đủ, sâu sắc và tổ chức xây dựng hiệu quả mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là biểu hiện và thước đo sự thành công, bản lĩnh đối mới, trí tuệ, năng lực lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, đó cũng là quá trình tạo lập và hiện thực hóa các mục tiêu, động lực và cơ chế để gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, phát huy dân chủ, sáng tạo và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, mục tiêu để người dân được hưởng thụ ngày càng nhiều hơn thành quả của công cuộc đổi mới…/.
Trà Việt