
Một sự kiện hiện nay đang thu hút báo chí, truyền thông Việt Nam là Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc. Có lẽ năm 2020, nên Ban Tổ chức đã lựa chọn 2020 đại biểu là điển hình tốt, Anh hùng, Chiến sĩ thi đua. Phải thừa nhận đa số họ là những con người tuyệt với, đáng nể. Trong đó, có những con người khởi nghiệp thành công từ đồng ruộng, lại có người thành công bằng tình yêu lao động và sang tạo không mệt mỏi.
1. Từ lâu tôi đã ngưỡng mộ nữ doanh nhân Thái Hương TH True Milk với triết lý về điều hạnh phúc nhất của bà là làm được những điều thiết thực cho cộng đồng, phương châm là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp xanh mà thế giới đang hướng tới.
Bà Thái Hương với TH True Milk đã có vị trí thị phần quốc tế đáng nể, góp phần đã thay đổi diện mạo ngành sản xuất bò sữa ở quy mô cả nước. Từ những dự án lớn mà các tập đoàn kinh tế đầu tư vào nông nghiệp sẽ tạo ra nhiều động lực, đột phát, lôi kéo phát triển cho cả một chuỗi đối tác xung quanh. Từ các HTX vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ, người nông dân, đội ngũ những nhà quản lý, người nghiên cứu – chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật… Cả chuỗi đều đang vận hành một mô hình tổ chức một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng công nghệ cao, chế biến sâu, vươn lên xây dựng thương hiệu mạnh và quản lý chất lượng ngang tầm quốc tế…
Kết quả dễ nhận thấy là trong bối cảnh khó khăn như năm 2020 này mà xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, giữ được thị trường quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước giữ “phong độ” so với năm 2019. Để tạo được những kỳ tích như vậy trong nông nghiệp không thể thiếu vai trò dẫn dắt bởi những tập đoàn, những doanh nghiệp lớn và cụ thể từ những con người anh hung – những doanh nhân có tầm nhìn và triết lý phát triển vì cộng đồng.
Tôi rất thích chia sẻ của bà Thái Hương: Thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước mình 4 mùa hoa trái xanh tươi, đủ điều kiện để trở thành bếp ăn tử tế cho người Việt đã. Tôi sẽ làm được điều ấy. TH giờ đã được biết tới là doanh nghiệp tìm ra chiếc “chìa khóa vàng” công nghệ cao mở bung những sức mạnh tiềm tang của ngành nông nghiệp, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Giờ đây chúng tôi tiếp tục làm kinh tế dưới tán rừng, trồng thảo dược và phát triển những sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe. Với tư duy sản phẩm phải theo chuẩn mực quốc tế và đi theo chuỗi giá trị khép kín, người nông dân sẽ được tham gia theo chuỗi mắt xích để họ có thể làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Danh hiệu Anh hung thời kỳ đổi mới phong tặng cho cá nhân tôi, đồng thời cũng là sự khích lệ, lan tỏa tư duy, cách thức làm nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ 4.0, tư duy kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Điều hạnh phúc nhất của tôi là đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Tôi đã và sẽ góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0 bằng những sản phẩm nông sản sạch mà thế giới đang hướng tới.
Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục khích lệ những người làm nông nghiệp để ngày càng có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp đổi mới trong nông nghiệp, để Việt Nam chúng ta cùng cất cánh.
2. Nói đến Anh hùng lao động Trương Thái Sơn, người có đến 30 sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế hàng chục tỉ đồng cho Tổng Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) trong hơn 10 năm qua. Anh là tổ phó tổ quản lý, Công ty Điện lực Chợ Lớn, người được mệnh danh là “Vua sáng kiến” của EVNHCMC cũng được vinh danh Anh hùng lao động.
Anh vốn là công nhân sản xuất trực tiếp tại một Nhà máy điện. Khi chuyển công tác đến tổ quản lý lưới điện (Điện lực Chợ Lớn), có năng lực công tác kỹ thuật chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao, và với vai trò là người quản lý, anh luôn gương mẫu trong công tác, việc gì cũng xắn tay áo làm. Khỏi nói công việc của những là kỹ thuật điện hay làm nhiệm vụ tại hiện trường, anh gặp phải không ít khó khăn như vật tư, thiết bị không đồng bộ, dụng cụ đồ nghề không ổn định (pin của kềm ép thủy lực bị chai, không có pin để thay thế…). Với kinh nghiệm và bản tính tìm tòi, sáng tạo, anh đã nghiên cứu ra ắc quy khô cho máy ép thủy lực để thay thế cho pin. Kết quả, không những sáng kiến này đã làm “sống” lại thiết bị mà còn làm cho năng suất lao động tăng lên. Một pin mới sử dụng cho kềm ép thủy lực chỉ ép được 10-15 lần ép/lần sạc, trong khi dùng ắcquy khô sẽ ép được 60-70 lần/lần sạc. Sáng kiến này giúp anh em trong tổ vận hành lưới điện thực hiện công tác nhanh hơn, trả điện sớm hơn cho khách hang, và ước tính đã tiết kiệm được gần 50 triệu đồng chi phí mua sắm mới thiết bị cho đơn vị. Đến nay, anh được lãnh đạo ghi nhận và đánh giá cao với 30 sáng kiến trong hơn 10 năm qua. Con người giản dị này đã trở thành tấm gương điển hình tiêu biểu, là nguồn cổ vũ, khích lệ trong ngành điện cũng như đối với những người lao động lem lấm mồ hôi trong môi trường nhiều khó khăn, nặng nhọc.
Đến nay, EVNCHCM đã có 148 chuyên gia được công nhận là kỹ sư ASEAN, 220 công nhân lành nghề và 17 kỹ sư/cử nhân tài năng đã được tổng công ty công nhận. Bên cạnh đó, EVNHCMC đã cử 25 ứng viên tham gia chương trình phát triển chuyên gia của tập đoàn.
Tôi rất thích chia sẻ của anh Trương Thái Sơn là “làm việc bằng cái tâm”: “Trong bất cứ công việc gì, khi bạn làm xuất phát từ lòng yêu nghề, bằng cái tâm của mình thì điều tốt đẹp sẽ đến. Bạn sẽ cảm thấy tự hào với việc mình đang làm”.
Trong công tác được giao hằng ngày, phải gần gũi tiếp xúc với các đồng nghiệp, công nhân trẻ. Qua đó để biết được anh em nào yếu về tay nghề, lý thuyết về kỹ thuật, an toàn điện, từ đó thường xuyên hướng dẫn kèm cặp, nhiệt tình chỉ dẫn cho họ”…
Những tấm gương lao động như vậy là những tấm gương sang để bất kỳ ai có thể học hỏi. Tôi tin rằng trong thực tế vẫn còn rắt nhiều những tấm gương anh hung gương tử tế thầm lặng giúp đời, giúp người, tự mình vươn lên vượt thách thức làm nên những sản phẩm lợi ích thiết thực cho đời.
Người tử tế, bận rộn thì không có nhiều thời gian để chê bai hay soi mói bịa đặt nhất là trên mạng xã hội như một số kẻ vẫn tự xưng vỗ ngực và chuyên phủ nhận cái tốt của xã hội của người khác.
Hãy lao động bằng cái tâm và nói lời tử tế…/.
Trần Văn Ngô