21 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
spot_img

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 24- những bước tiến và sự khác biệt.

Theo các nguồn tin chính thức từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ, cuộc đối thoại về quyền con người (QCN) giữa  Việt Nam -Hoa Kỳ thường niên, lần thứ 24 được tổ chức vào ngày 6 tháng 10 năm 2020 bằng phương thức trực tuyến.

Trong ý kiến mở đầu cuộc đối thoại, cả hai bên đều cho rằng việc thúc đẩy nhân quyền vẫn và sẽ là một trụ cột quan trọng để xây dựng và phát triển mối quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam đã được thiết lập.

Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế- QCN là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người. Đó là sự tôn trọng nhân phẩm, tự do, bình đẳng, tinh thần nhân đạo, khoan dung và ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng. QCN đã được quy định của pháp luật (trong luật quốc gia và luật quốc tế). Ở nước ta, vốn có truyền thống nhân đạo, nhân văn: “Thương người như thể thương thân”; “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Việc tôn trọng và bảo vệ QCN của dân tộc ta gắn liền với chống các kẻ thù xâm lược. Trong Cáo bình Ngô, do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, có đoạn viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân;

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập, công bố ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:  “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; Trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791,… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về QCN là ở chỗ: QCN phải gắn liền với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã trải qua nhiều bước thăng trầm do một số kẻ kỳ thị với chế độ xã hội ta. Trên lĩnh vực QCN, mặc dù đã có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn còn nhiều khác biệt. Điều này không chỉ do khác biệt về chính trị-văn hóa và pháp luật,…Đối thoại về QCN là một sáng kiến quan trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Trong những vòng đối thoại gần đây hai nước đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ…Trước hết là sự tôn trọng thể chế của mỗi nước và thái độ xây dựng… Về nội dung cả hai bên đều nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trước hết phải dựa trên các quy định của pháp luật, trong đó có các quyền tự do ngôn luận- báo chí, quyền lập hội và hội họp hòa bình, quyền tự do tôn giáo và quyền lao động. Đồng thời hai bên cũng nhấn mạnh đến quyền của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, trong đó có quyền của người nhập cư, người da mầu, các nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật…

Nhưng trong cuộc đối thoại này hai bên vẫn còn những khác khác biệt do thể chế quốc gia, truyền thống lịch sử, văn hóa…điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước…Phía Việt Nam quan tâm đến những vấn đề về kỳ thị, phân biệt đối xử với người da mầu ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn hình ảnh một cảnh một cảnh sát Hoa Kỳ dùng đầu gối kẹp cổ một người da mầu. Hoặc cảnh nhiều người vô gia cư sống ở vỉa hè, lề đường. Điều này là không thể chấp nhận được, nhất là đối với một quốc gia giầu có bậc nhất thế giới. Đáng lưu ý nhiều hãng thông tấn báo chí có trụ sở ở Hoa Kỳ thường xuyên đăng tải phát sóng nhiều thông tin xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhất là về quyền tự do ngôn luận, báo chí.

Ở nước ta, pháp luật về QCN cũng đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Còn nhớ có thời kỳ nhiều người Việt Nam đã xem QCN chỉ là thủ đoạn chính trị của chủ nghĩa đế quốc che đậy âm mưu xâm lược thuộc địa. Sự thay đổi về nhận thức về QCN ở Việt Nam bắt đầu từ Chỉ thị 12, 1992 của Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam. Thực hiện Chỉ thị số 12 Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo Hiến pháp năm 2013… Đổi mới tư duy, nhận thức trong công tác giáo dục quyền con người; Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc về quyền con người ở nước ta, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người trong quá trình hội nhập quốc tế.

Về quan điểm trong đối thoại QCN, Đảng ta chủ trương: Trong đối thoại cần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế, đồng thời kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia – dân tộc, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Lịch sử cho thấy: ở nước ta QCN ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 1945. Tuy nhiên trong các Hiến pháp 1946, 1958, 1980 chưa có khái niệm QCN. Nội dung QCN khi đó được mặc định nằm trong quyền công dân. Cho đến Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 QCN và quyền công dân mới được quy định đầy đủ và tương thích với các Công ước quốc tế về QCN.

Điều 3, Chương I , Hiến pháp 2013 về Chế độ chính trị quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Các QCN về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được quy định đầy đủ trong Hiến pháp 2013 (từ  Điều từ 19 đến Điều 25). Trong quan hệ quốc tế Việt Nam đã gia nhập và ký kết hầu hết các Công ước quốc tế về QCN. Theo các phương tiện thông tin truyền thông, tính đến năm 2019 Việt Nam đã có nhiều cuộc đối thoại song phương về QCN với các quốc gia Australia ra 16 lần, Thụy Sĩ – 14 lần, Na Uy 13 lần, EU 9 lần…, nhiều hơn cả là với Hoa Kỳ, 23 lần. Mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn sự khác biệt về chính trị-xã hội, về pháp luật nhưng các cuộc đối thoại đã đem lại những kết quả những bước tiến thiết thực. Đó là tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trên những lĩnh vực có thể. Chẳng hạn Hoa Kỳ “thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ 9,5 triệu USD để giúp giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam”[1]

Vòng đối thoại 24 diễn ra trong bối cảnh dịch covid…Phương thức đối thoại trực tuyến…tuy nhiên vẫn bảo đảm được sự thẳng thắn, cởi mở, trên tinh thần xây dựng-hiểu biết lẫn nhau. Với kết quả của vòng đối thoại này người ta có thể nghĩ đến các vòng đối thoại sau sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn./.

Khổ Qua

Tin liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Theo dõi chúng tôi

90,393Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
26Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất

Hương Sen Việt