
Nhân vụ việc Đồng Tâm vừa đưa ra bản án sơ thẩm, tôi thấy trên mạng xuất hiện những “anh hung bàn phím” ra rả các loại rác ngôn từ “ưu ái” cho chế độ sở hữu đất đai của VN. Rằng thì là do người nông dân chỉ được sử dụng đất nông nghiệp mà không được sở hữu nên không thương đất rồi tàn phá đất? rồi thà đất nước bị xâm lăng mà đất không bị hủy diệt hơn là đất nước độc lập mà đất bị chính người dân bóc lột tận cùng và hủy diệt đến tận cùng!. “Anh hung” này đã tự vả vào mình khi gõ những điều đặt điều nói ác cho những người dân lương thiện, đa số cày cấy làm màu mỡ cho đất đai ruộng vườn.
Thật là hòn đất mà biết nói năng “anh hung bàn phím” chẳng còn ngón tay!
Thực tế là, người nông dân từ địa bị làm thuê trong chế độ phong kiến, phải nộp sưu cao thuế nặng, bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng không đủ ăn, sau cách mạng tháng 8/1945 đã trở thành người làm chủ, có toàn quyền sử dụng và sản xuất trên ruộng đất của mình. Sau chặng đường đất nước đổi mới, người dân ai cũng no ấm và được học hành, tự do lao động và được pháp luật bảo vệ.
Tất nhiên là đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng thuộc sở hữu nhà nước điều rõ nhất là để bảo đảm an ninh lương thực và bảo đảm thực thi các nhiệm vụ phục vụ lợi ích cộng đồng. Ví như nếu muốn phát triển một công trình văn hóa hay trường học thì chẳng lẽ phải phụ thuộc hoàn toàn việc những người ở một khu vực có chịu bán đất hay không?
Hiểu thế nào về sở hữu toàn dân về đất đai? là sở hữu chung của toàn dân, nhưng có sự phân quyền sở hữu giữa nhà nước và người sử dụng đất để phát huy hiệu quả việc sử dụng đất. Đó là cơ chế phân chia hợp lý các quyền sử dụng định đoạt của chủ sở hữu đất đai giữa Nhà nước và người dân, cũng như giữa các tổ chức, bộ phận trong một cơ quan, doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý Điều 53 Hiến pháp 2013 xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đất đai xác định rõ, đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và quản lý. Việc duy trì sở hữu toàn dân về đất đai ở VN thời điểm hiện tại là phù hợp với sự phát triển của lịch sử, các yếu tố và môi trường khách quan.
Bởi, xuất phát từ quan điểm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân làm chủ đối với đất đai, về nguyên tắc không thể để cá nhân có thể định đoạt cao hơn Nhà nước và lợi ích của nhân dân cộng đồng. Hơn nữa, toàn nhân dân cộng đồng sở hữu cũng là để những người lao động có thể tiếp cận đất đai tự do. Chỉ có như vậy mới tạo nền tảng xã hội coi trọng cộng đồng và coi trọng giá trị lao động, bên cạnh việc phân quyền sử dụng, Nhà nước điều phối quyền sử dụng tổ chức, cá nhân để tạo ra nhiều của cải và tạo ra cuộc sống tốt hơn cho con người theo nghĩa nhân văn.
Nói gì thì nói, sở hữu toàn dân về đất đai tạo ra cơ chế điều kiện cho người lao động được hưởng lợi ích từ đất đai theo cách bình đẳng và công bằng. Và Nhà nước cũng bảo đảm điều kiện điều phối thị trường mua bán quyền sử dụng đất. Như vậy, sở hữu toàn dân là mọi công dân trong cộng đồng gần 90 triệu người dân Việt Nam đều phải là chủ nhân của đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Thực tế, việc sở hữu toàn dân còn đem lại nhiều lợi ích phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Nó nhấn mạnh quyền của người dân cùng sử dụng quyền của mình để giải quyết những bất đồng hướng tới bảo đảm lợi ích cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân, tổ chức. Ở một số sự vụ khiếu kiện về đất đai, khi đa số người dân trong một khu vực bị thiệt thòi, bất công trong phân chia lợi ích họ có quyền yêu cầu Nhà nước điều chỉnh dự án, điều phối quan hệ liên quan đất đai khu vực đó.
Tưởng tượng xe nếu hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai thì khi đó với quyền định đoạt, một bộ phận dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ lấn át lợi ít của số còn lại về phân phối lợi ích. Hoặc khi Nhà nước cần xây dựng công trình công cộng như công viên, bệnh viện… sẽ không thể thực hiện và như vậy không thể hoàn thành được chức năng của Nhà nước là điều phối bình đẳng lợi ích và đáp ứng các công trình phúc lợi phát triển xã hội.
Nói vậy để vạch rõ luận điệu xuyên tạc về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nhân xoay quanh vụ việc Đồng Tâm. Tại Đồng Tâm, khi Nhà nước phải xây công trình quốc phòng, thì tất nhiên nghĩa vụ người dân cần chấp hành. Họ có quyền làm đơn cùng kiện nhưng cần tôn trọng cơ quan chức năng và pháp luật. Một khi thượng tôn pháp luật bị xâm phạm và tính dã man hận thù bị kích động tăng tiến mù quáng thì cần phải xử nghiêm!
Đông An