21 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
spot_img

Grab, tài xế và câu chuyện của thị trường

Từ chiến dịch mở rộng thị trường mạnh tay của các hãng xe công nghệ

Từ lâu, dịch vụ xe công nghệ được coi là một trong những mô hình startup “đốt tiền”. Các hãng mới liên tục xuất hiện, sử dụng khuyến mãi để lôi kéo khách hàng mới. Theo lí thuyết, đến khi lượng khách hàng đủ lớn thì bằng một cách nào đó (giảm khuyến mãi, tăng giá, giảm chiết khấu của tài xế…) để thu lợi nhuận về.

Ban đầu vào thị trường Việt Nam (cũng như các thị trường khác), Grab không tiếc tiền tăng các chương trình khuyến mãi để mở rộng thị trường, mặt khác bỏ ra số tiền lớn “luộc” một đối thủ khác là Uber. Mở rộng thị trường là điều tất nhiên mọi doanh nghiệp đều phải tính tới, Grab cũng thuộc một công ty “táo tợn” trong việc mở thị trường, trong đó gồm cả việc thu hút nhân lực, nguồn lực từ những chính sách ban đầu, sau một thời gian “đốt tiền” để thu hút tài xế, khách hàng và cả tăng số lượng tài sản phương tiện nguồn lực, thì họ “táo tợn” tăng tỷ lệ chiết khấu để tăng doanh thu và lợi nhuận, tất nhiên chủ yếu đánh vào túi khách hàng khi đã quen dùng dịch vụ hay đã có tài khoản tín dụng. Nhưng vốn Grab cũng như doanh nghiệp khác không muốn đánh mất thị trường khách hàng, không muốn tăng giá dịch vụ mà muốn đánh vào thu nhập của cánh tài xế. Cho nên phần thiệt hại hay chênh lệch về thu nhập so với buổi ban đầu của giới tài xế công nghệ là khá lớn.

“Thái độ” của doanh nghiệp và thị trường gọi xe thay đổi ra sao

Sự quản lý của Nhà nước là tất yếu để tạo sân chơi bình đẳng. Trước khi Nghị định 126 có hiệu lực, mức thuế VAT mà nhiều hãng gọi xe công nghệ kê khai là 3% (theo qui định của Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và Công văn 384/TCT-TNCN ngày 08/02/2017). Tuy nhiên từ 5/12, mức VAT đã tăng thêm 7% lên 10%. Về bản chất, VAT là thuế đánh vào người dùng cuối. Theo đó, Grab cho biết công ty thay đổi chính sách chiết khấu và tăng giá. Trong khi đó, nhiều ứng dụng còn lại vẫn “án binh bất động” sau khi Nghị định 126 có hiệu lực. 

Theo qui luật cung cầu, khi một dịch vụ tăng giá đương nhiên có thể một bộ phận người dùng sẽ chuyển sang các dịch vụ thay thế khác. Mức giá tăng sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Trong trường hợp khác, mức thuế VAT mà các doanh nghiệp kê khai tăng từ 3% lên 10%, thì đương nhiên một trong các chủ thể còn lại (doanh nghiệp, tài xế) phải chịu thiệt nếu giá giữ nguyên (khách hàng không mất thêm tiền). Nếu hãng gọi xe không thay đổi mức chiết khấu thu từ tài xế, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận thu về (khi phải kê khai thêm 7% thuế). Ngược lại, nếu tăng mức chiết khấu cho tài xế để nộp thuế, thì cánh tài xế sẽ bị giảm thu nhập sâu.

Trường hợp của Grab, hãng gọi xe này kết hợp tăng giá và đồng thời thay đổi mức chiết khấu. Nghĩa là Grab cũng có bản chất như nhiều doanh nghiệp là không muốn phải cắt giảm lợi nhuận. Trước áp lực của cánh tài xế và khách hàng buộc hãng xe công nghệ phải “cắt giảm” phần lợi nhuận. Hôm 7/12, hàng loạt tài xế Grab đã tập trung trước văn phòng công ty tại một số địa bàn thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM…), đồng loạt tuyên bố tắt app để phản đối việc công ty tăng chiết khấu và giá. Grab sau đó buộc phải tung ra chương trình hoàn tiền cho tài xế nhằm khuyến khích tài xế tiếp tục hoạt động với tên gọi khá lãng mạn “Hỗ trợ Đối tác hoạt động mùa lạnh, mưa rét”. Chương trình có thời hạn 8/12 – 20/12 và ở trong các khung giờ nhất định (chương trình hiện chỉ có hiệu lực với các tài xế tại Hà Nội, Bắc Ninh, Đã Nẵng, Quảng Nam với các dịch vụ cơ bản như GrabBike, GrabFood, GrabMart và Grab Express Siêu Tốc). Theo đó, các tài xế sẽ nhận về 5% giá trị mỗi cuốc xe hoàn thành trong khung giờ chương trình qui định.

Hãng xe công nghệ ở các nước

Hãng xe công nghệ ở các nước cũng trải qua các cuộc tranh chấp quyền lợi giữa các chủ thể doanh nghiệp, tài xế, khách hang, thậm chí trải qua đấu tranh pháp lý, nhất là xung đột giữa chủ đầu tư và tài xế. Ở nhiều nơi trên đất Mỹ, dường như các nhà đầu tư không hề nhớ rằng yếu tố quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp trong nền “kinh tế tạm bợ” hoạt động là đối tác, nhờ đối tác (các tài xế với vốn là tài sản phương tiện), ứng dụng gọi xe mới có thể mở rộng thị trường, song người lao động là cánh tài xế hưởng thành quả bèo bọt nhất. Ví dụ, sau khi Uber và Lyft ở bang California phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các nhà sáng lập doanh nghiệp và nhà đầu tư ban đầu trở thành tỉ phú chỉ sau một đêm. Và rồi sau đó, nhiều nhà đầu tư mất tiền khi giá cổ phiếu của hai công ty lao dốc. Trong khi đó, các tài xế chỉ kiếm được trung bình 10 USD/giờ, và đa số họ sống trong cảnh khó khăn. Tính chất của các hãng xe công nghệ, tài xế Uber, Lyft và các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tương tự không hề có những quyền lợi cơ bản như hưởng lương tối thiểu, thù lao ngoài giờ, bảo hiểm y tế, ngày nghỉ bệnh có lương.

Trong một cuộc biểu tình phản đối Uber ở Mỹ, người dân mang theo biểu ngữ với nội dung: Tổng giám đốc Uber hưởng lương 43 triệu USD mỗi năm, còn tài xsế chỉ hưởng mức thu nhập 9 USD mỗi giờ. Thế nên mới có câu chuyện hồi tháng 8/2020, Tòa thượng thẩm California ra phán quyết buộc Uber và Lyft phải công nhận các tài xế là “nhân viên chính thức” thay cho “đối tác độc lập”. Phán quyết đồng nghĩa với việc Uber và Lyft phải đảm bảo các phúc lợi cho tài xế. Vì điều này Uber và Lyft tuyên bố họ có thể ngừng hoạt động tại California. Điều hài kịch nữa là ngay trước khi tòa án ra phán quyết, ông Dara Khosrowshahi, Tổng giám đốc Uber, viết bài xã luận trên báo New York Times, khẳng định: “người lao động trong nền kinh tế tạm bợ xứng đáng hưởng nhiều lợi ích hơn”. Nhưng, thay vì làm theo tuyên bố đó, Khosrowshahi đã sẵn sàng rời khỏi California.

Các ban lãnh đạo hãng xe công nghệ và những người ủng hộ họ ở Mỹ vẫn có quan điểm là mô hình gọi xe công nghệ rất linh hoạt và mang “tính cách mạng”, do đó cần cơ hội tồn tại bên ngoài phạm vi của luật lao động cơ bản. Họ còn khẳng định các qui định cũ không phù hợp và chính phủ cần mở quĩ hỗ trợ lao động tạm bợ vì các startup như Uber và Lyft tạo ra quá nhiều công ăn việc làm.

Ở góc độ khác, một số nhà phân tích cho rằng công chúng nên cảm thấy mừng khi sự thật về các startup xe công nghệ bộc lộ những điểm phi lý ra ánh sang dù ở Mỹ hay ở Việt Nam hay Singapo, thì cũng có nghĩa người lao động được đòi hỏi quyền lợi ích chính đáng, yêu cầu các hãng xe công nghệ quan tâm đến các chính sách của người lao động theo pháp luật.

Sự việc vừa rồi xảy ra tại các trụ sở Grab ở Việt Nam là một câu chuyện thị trường thời 4.0. Không như những kẻ xấu chỉ tìm cách lợi dụng câu chuyện của một doanh nghiệp để kích động, bôi xấu chính quyền và nói xấu, bôi nhọ cả hình ảnh người lao động. Mà thực tế trên cho thấy rõ mọi người lao động cũng như doanh nghiệp đã được tạo điều kiện để phát triển tại thị trường Việt Nam, và được pháp luật điều chỉnh để tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Người lao động được tự do lựa chọn việc làm, được pháp luật bảo vệ, được yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh chính sách chiết khấu…/.

Trần Công nghệ

Tin liên quan

1 BÌNH LUẬN

  1. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã lãnh đạo thực hiện tốt chủ trương hội nhập kinh tế, nhiều chính sách hỗ trợ và luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đưa nền kinh tế đất nước phát triển ổn định và bền vững. Trong đó, phải kể đến là việc quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Một doanh nghiệp muốn phát triển ổn định cần phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động, để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp – đó là điều tất yếu phải làm. Nếu không làm tốt vấn đề này thì 1 sớm 1 chiều doanh nghiệp sẽ bị lụn bại, đó là điều đương nhiên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Theo dõi chúng tôi

90,393Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
26Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất

Hương Sen Việt