
Trên BBC gần đây, Ngô Ngọc Trai (NNT) có bài viết: “Đại hội 13 nên là Đại hội về nền công lý?)”. Có một tài khoản đã commet rằng: “NNT lại lên mặt dậy dỗ mọi người”. Trước khi có mấy comment, Thành Nam (TN) xin được giới thiệu bài viết của NNT. Đánh giá về 30 năm đổi mới. NNT viết: “kể từ năm 1986 đến nay chỉ trong một câu, thì câu tôi chọn sẽ là “Khao khát phát triển kinh tế nhưng lại kém coi trọng thực hành công lý”(?). Nói một cách khác NNT cho rằng, trong 30 năm đổi mới Việt Nam không có công lý. Tuy nhiên trong một đoạn khác NNT lại không thể không thừa nhận thành tựu phát triển của đất nước. NNT viết: “Nhìn lại quá trình 35 năm kể từ khi đổi mới thì thấy, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế, sự thiếu đói, đã đưa đến chính sách cải cách mở cửa đất nước, tới hôm nay đất nước đã đạt được những kết quả thành tựu nhất định. Về cái gọi là công lý, NNT viết: “Đói ăn là vấn đề của thể xác, còn công lý là vấn đề của tinh thần. Công lý gắn liền với phẩm giá. Không có công lý mà chỉ có cường quyền sẽ khiến con người kém đi nhân phẩm.”
Công lý gắn liền với nhận thức duy lý,… NNT viết nếu một người chưa nhận thức hết giá trị ý nghĩa của lý lẽ, thì người đó chưa phải là văn minh. “Trong khi công lý là luôn khung giá trị hàng đầu của thể chế chính trị nhiều nước, thì ở Việt Nam từ công lý lần đầu tiên mới chỉ xuất hiện trong bản Hiến pháp năm 2013 ở câu “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý”. Như vậy theo NNT cái gọi là công lý của NNT ở Việt Nam chỉ có từ khi có từ ngữ công lý! ? (mới có từ Hiến pháp 2013).
Thứ nhất “khó khăn của nền tư pháp Việt Nam hiện nay, theo NNT đó là vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng CS Việt Nam. NNT viết: “Từ lâu nay người ta cũng đã bàn về việc phải cải cách nền tư pháp. Nhưng có một cái dở là khi nói đến cải cách tư pháp, nhiều người chỉ khái quát rằng nền tư pháp cần phải có được sự độc lập. Điều này thường đưa ngay mọi sự thảo luận tới ngõ cụt. Bởi lẽ thể chế chính trị ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, đâu có chịu buông bỏ sự lãnh đạo đối với tư pháp?
Thứ 2 là vấn đề tiền lương của thẩm phán. NNT viết: “Lấy ví dụ, như mức lương của thẩm phán mà cứ để thấp như hiện nay, thì dù cho tư pháp được độc lập sẽ vẫn xảy ra tình trạng tham nhũng và công lý sẽ vẫn không có.
Hơn nữa chẳng lẽ lương của thẩm phán có thể tách biệt lương cán bộ công chức? (lại coppy mô hình nào đó ở nước ngoài…) bao nhiêu cho vừa?- (lại coppy mô hình của nước giầu có).
Thứ ba, về vai trò của các cơ quan tư pháp, và vấn đề nhân quyền…NNT lại coppy ở đâu đó rồi phê phán cơ quan chức năng của Việt Nam. NNT viết: “Ở hầu hết các nước có nền tư pháp tiến bộ họ quy định tập trung vào trong tay tòa án với thẩm quyền về bắt giam giữ, khám xét và thu giữ đồ vật. Trong khi ở Việt Nam lại mở rộng trao quyền này cho cả cơ quan điều tra và viện kiểm sát, khiến cho nền tư pháp mang nặng tính chuyên chế …
Hay như ở các nước quản lý các trại giam giữ dưới quyền của bộ tư pháp, trong khi ở Việt Nam lai do cơ quan công an nắm cả quyền điều tra và giam giữ nghi phạm. Hoặc như những định chế pháp lý văn minh bảo hộ quyền con người (như đặt tiền đảm bảo thay thế cho biện pháp bắt ngăn chặn, hoặc trao quyền im lặng để giảm tránh tình trạng bị bức cung,”thì ở Việt Nam không có những quy định như vậy.
Thật hết chỗ nói cho một nhà dân chủ nhân quyền coppad ( coppy và dán).
Với NNT thì cứ cái gì (Việt Nam) khác biệt với các nước thì đó là sai! Vậy vì sao Việt Nam lại có sự khác biệt như NNT viết?
Thứ nhất, về vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng CS Việt Namn trong đó có lãnh đạo các cơ quan tư pháp? Thiết nghĩ đây là điều dễ hiểu. Vì sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam không có mục đích nào khác ngoài lợi ích của Dân tộc, của nhân dân…Việt Đảng CS Việt Nam lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội được quy định tại Điều 4 Hiến pháp 2013,…chứ không phải là “độc đoán chuyên quyền”như NNT nghĩ.
Điều 4., Hiến pháp 2013 quy định:“1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai về (đòi hỏi) mức lương cho thẩm phán, theo NNT thì “mức lương của thẩm phán mà cứ để thấp như hiện nay, thì dù cho tư pháp được độc lập sẽ vẫn xảy ra tình trạng tham nhũng và công lý sẽ vẫn không có”. Người ta thật khó hiểu một chuyên gia-còn tự xưng là nhà “khoa học”mà NNT lại tư duy như kẻ đầu trộm đuôi cướp như vậy. Với NNT không phải là phẩm chất của thẩm phán mà do “tiền lương”quyết định!
Thứ ba, cuối cùng– Về vai trò của các cơ quan tư pháp, và vấn đề nhân quyền…theo NNT: “Ở hầu hết các nước có nền tư pháp tiến bộ họ quy định tập trung vào trong tay tòa án với thẩm quyền về bắt giam giữ, khám xét và thu giữ đồ vật. Trong khi ở Việt Nam lại mở rộng trao quyền này cho cả cơ quan điều tra và viện kiểm sát, khiến cho nền tư pháp mang nặng tính chuyên chế …Vẫn là kiểu tư duy coppad, đầu óc nô lệ- cứ cái gì Việt Nam khác với nước khác đều là sai. Việc Việt Nam giao chức năng nào đó gọi là “tư pháp”là theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Những chức năng này có thể thay đổi khi cần thiết. Chẳng hạn chức năng bắt hàng lậu có thể do ngành Hải quan, nhưng cũng có thể do ngành Công an…Điều quan trọng là khái niệm “hàng lậu”. Đã là hàng lậu thì có thể có nhiều cơ quan, chính quyền cũng có thể bắt. Điều này chẳng có gì lạ cả, nhất là khi người dân được nâng cao về nhận thức và trách nhiệm đối với xã hội.
Về chuyện nhân quyền mà NNT viết: “định chế pháp lý văn minh bảo hộ quyền con người (như đặt tiền đảm bảo thay thế cho biện pháp bắt ngăn chặn, hoặc trao quyền im lặng để giảm tránh tình trạng bị bức cung,”không có ở Việt Nam!
Nếu dừng lại để suy nghĩ thì, ở Việt Nam pháp luật không cho dùng tiền để “chạy tội, chạy án”là công bằng, văn minh. Nếu người phạm tội mà có thể dùng tiền để xóa tội thì những kẻ có nhiều tiền phạm tội sẽ không bao giờ bị trừng phạp…như vậy công bằng không? và công lý ở đâu?… NNT hãy xem lại “trạng thái tâm thần- cái đầu của mình xem có phải đang có “vấn đề”không? ./.
Thành Nam