
Quyền con người (Nhân quyền-QCN) là một chủ đề chính trị- khoa học được cả xã hội quan tâm. Cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng xem QCN là một chủ đề lớn. Từ lâu, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhất là những năm cuối thế kỷ XX, các quốc gia phương Tây không chỉ xem việc tôn trọng và bảo đảm QCN là một lĩnh vực cạnh tranh mà còn xem là một vũ khí chính trị để tấn công, can thiệp vào các quốc gia XHCN, trong đó có Việt Nam. Không phủ nhận rằng về ngôn ngữ từ ngữ “QCN”ở các quốc gia đi theo con đường XHCN được sử dụng muộn. Ở các quốc gia XHCN, quyền công dân bao gồm cả QCN. Ở Việt Nam khái niệm QCN không xuất hiện trong các Hiến pháp, trước Hiến pháp 1992. Hơn nữa do các thế lực thù địch thường lợi dụng QCN để xuyên tạc chế độ xã hội XHCN,… do đó đã xuất hiện sự kỳ thị với khái niệm này.
Sau khi hệ thống XHCN rơi vào khủng hoảng, sụp đổ,… hệ thống TBCN mở rộng cả về không gian và tư tưởng, chính trị, QCN do đó cũng được lan tỏa rộng rãi…
Ở Việt Nam, Đảng ta đã ra Chỉ thị 12 xác định rõ quan điểm của Đảng ta về QCN: Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong đó xác đinh rằng: “Nhân quyền là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới,… không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.” “QCN gắn liền với độc lập dân tộc”, chủ quyền quốc gia.
Thực tế cho thấy, ở các nước phát triển QCN đã được tuyên bố và bảo vệ từ sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Ở Anh, QCN có trong “Luật về quyền” ra đời từ thế kỷ XVII-1869; Ở Hoa Kỳ- QCN ra đời gắn với thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập, 1776; Ở Pháp, QCN ra đời từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản, 1789. Ở nước ta, QCN là một thành quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Còn nhớ trước cách mạng người dân chỉ là những người nô lệ, bị khinh bỉ, hoàn toàn không có quyền công dân và QCN. QCN ở Việt Nam ra đời từ cuộc cách mạng tháng tám, 1945. Về mặt pháp luật, QCN và Quyền công chỉ được quy định- bảo vệ trong Hiến pháp 1946. Tuy nhiên phải đến Hiến pháp 2013, QCN mới được quy định đầy đủ (trong cả một chương-Chương II).
QCN trong điều kiện phát triển của khoa học-công nghệ ngày nay cũng đã được mở rộng hơn. Chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận báo chí,… thì ngày nay còn bao gồm cả quyền tiếp cận thông tin, mạng xã hội. Sau Luật Báo chí, 2016, đã có Luật quyền Tiếp cận thông tin, 2016; Nghị định hướng dẫn về Luật Tiếp cận thông tin, 2018. Như vậy có thể nói Nhà nước ta đã “cập nhật”khá đầy đủ QCN- kể cả những quyền “nhậy cảm”- Đó là quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet.
Những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến QCN, nhất là quyền tự do ngôn luận, báo chí, trong đó có quyền sử dụng internet bị xử lý như Blogger “Bà Đầm Xòe” (Phạm Chí Thành) nói xấu Tổng bí thư khi trả lời nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài; Nguyễn Nam viết trên trang Boxit xuyên tạc tạc đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam…: “Đại hội Đảng 13: có dám thoát Trung?”;…
Thiết nghĩ đối với những kẻ ăn cháo, đá bát thì điều gì có thể để chống phá chế độ chúng cũng có thể làm. Đối với những kẻ này, giá trị cao nhất chỉ là quan niệm ạn hẹp, thiên kiến, phiến diện về QCN. Với chúng QCN chỉ là quyền cá nhân, trong đó thậm chí có thể đối lập, làm tổn thương đến quyền, lợi ích của quốc gia, dân tộc…
Ở Việt Nam ngày nay còn có nhiều giá trị cao hơn nhân quyền:
-Đó là tình yêu thương, sự chia sẻ của con người với nhau- “Lá lành, đùm lá rách”;
-Đó là các ATM gạo (trong thời…covid);
-Đó là cung cấp các xuất ăn miễn phí cho các khu cách ly covid;
-Đó là học bổng cho các em nghèo (của Viettel);
-Đó là vợ hiến tạng chồng (đã chết não) để cứu người sắp chết;
-Đó là cõng bạn (khuyết tất) 10 năm đi học cho đến khi cùng vào đại học…
Câu hỏi được đặt ra là- Những nguyên nhân nào đã tạo ra những giá trị đó?
Câu trả lời: Đó là truyền thống nhân đạo, nhân văn qua cả hàng nghìn năm của dân tộc trong đã được bảo tồn và phát huy trong chế độ xã hội ta./.
Thành Nam.