22 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
spot_img

“Sợ Bắc Kinh nổi giận” hay kích động?

Tên lửa bảo vệ bờ biển K-300P Bastion-PS300 của Việt Nam khai hỏa

Từ ngày 28/8 đến 30/8, Trung Quốc đồng thời 5 cuộc tập trận  trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có hai cuộc gần quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép của Việt Nam năm 1974) ở Biển Đông. Dư luận nhận xét rằng,  tập trận một cách ồ ạt, “đồng thời” trong thời điểm này, được coi như động thái lạ, hiếm khi xảy ra với Trung Quốc.  

Với con mắt soi mói, lúc nào cũng rình sẵn, từ sự kiện này, trang mạng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) lập tức đưa bài viết có “tít” như một câu hỏi không những thâm, mà còn khiêu khích và kích động: “Sợ Bắc Kinh nổi giận ?”.

 Vậy nên trong bài, THDCĐN cho rằng, sợ nên “Đáng lẽ phải có một phản đối quyết liệt và dứt khoát”, Việt Nam lại “nhu nhược”, phản ứng yếu ớt qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 1/10/2020, rằng: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

Để tiện so sánh, xin dẫn một thông tin chưa thể cho là “nguội”:

Ngày 5/10/2020, RFI thông tin: “Bảo tàng trên mạng” của Trung Quốc hoạt động từ ngày 03/10 để trưng bày những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo không có dân cư, ở biển Hoa Đông. Theo Tân Hoa Xã, trang web trên giúp “khán giả hiểu hơn về sự thực không thể chối cãi là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu, tên gọi theo tiếng Hoa; Senkaku, tên gọi theo tiếng Nhật) là một phần lãnh thổ gắn liền với Trung Quốc”.

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku gây căng thẳng quan hệ Trung-Nhật

Chính quyền Nhật Bản đã phản ứng ra sao?

Thì đây, theo hãng tin Kyodo, ông Katsunobu Kato, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, trong buổi họp báo ngày 05/10, đã bác bỏ những thông tin trên trang web Trung Quốc và khẳng định: “Quần đảo Senkaku được lịch sử công nhận, chiểu theo luật pháp quốc tế là một phần của lãnh thổ Nhật Bản và chúng tôi (Nhật Bản) duy trì kiểm tra hiệu quả đối với quần đảo này”.

Thông qua con đường ngoại giao, Tokyo đã yêu cầu Bắc Kinh xóa trang web này vì đây là hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản.

Không cần “chẻ sợi tóc làm tư”, cũng thấy, ngôn từ, lời lẽ Nhật Bản phản ứng lại Trung Quốc đại thể “cũng rứa” – như Việt Nam, nghĩa là động thái ngoại giao mà thôi. Còn một khi đã nói với nhau bằng súng đạn, như bằng tên lửa từ tàu ngầm Kilo hay tên lửa bảo vệ bờ biển K-300P Bastion-PS300 mà Việt Nam đã mua, bài binh, bố trận sẵn – đó lại là một câu chuyện khác.

Vậy nên, cứ theo lập luận và cách suy diễn của trang THDCĐN, phải chăng, phía Nhật Bản quá nhu nhược, vì sợ Trung Quốc nổi giận nên không dám có thái độ quả quyết, dứt khoát hơn để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền quốc gia?

Tin liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Theo dõi chúng tôi

90,393Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
26Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất

Hương Sen Việt