36 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
spot_img

Vì sao bão lũ?

Trong khi mọi người đang chung tay, đồng lòng hướng về những mảnh đất và con người miền Trung đang oằn mình chống mưa bão, sạt lở thì trên mạng xã hội xuất hiện bài viết với giọng điệu lợi dụng bão lụt để công kích một cách non nớt với cái tên Đỗ Ngà.

1. Điều thứ nhất, ĐN nói: Với người CS thì chỉ có “trị thiên” chứ không có khái niệm “thuận thiên”!. Hãy nhìn từ góc độ khoa học địa khí hậu. Vì sao bão hay đổ bộ vào các tỉnh miền Trung? Từ xưa dân gian đã có những nhắc nhở, cảnh báo cho các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra mưa bão, lũ từ đầu tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) hàng năm qua câu nói: “Ông tha mà bà không tha/Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”.

Theo những khảo cứu chuyên biệt về bão miền Trung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc miền Trung trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn, có cả yếu tố khách quan và chủ quan con người. Đa phần các cơn bão lớn thường bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý và cả vận động địa chất. Bão thường hình thành ở các vùng nhiệt đới, bởi do hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước nóng ít nhất gần 30 độ ở độ sâu hang chục mét. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Bão cũng là một cách “xả nhiệt” cho đại dương. Các nhà khoa học lý giải hầu hết các cơn bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng 7, 8, 9 mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất, rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi. Nói một cách dễ hiểu, miền Trung là vùng có thời tiết khắc nghiệt với gió phơn (từ Tây Nam) mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương) nên thường gây mưa khi về đến miền Trung VN.

Do bị ảnh hưởng của gió phơn, nên khi bão hình thành ở biển Đông thường bị gió đẩy lên trên phía bắc, càng về các tháng sau gió yếu hơn nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về phía nam miền Trung. Vì vậy, hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung, mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 – 8 cơn bão đổ bộ vào nước ta. Điều nữa, những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc… Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta.

Đa số các tỉnh miền Trung khi bão đổ bộ vào thường gây ra tình trạng lũ lụt trên diện rộng. Điều này phần lớn do địa hình các tỉnh miền Trung có đường bờ biển kéo dài, đồng bằng hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tuy nhiên, sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Vì vậy mưa bão, lũ lụt ở miền Trung thường gây thiệt hại nặng nề, nhà cửa bị cuốn trôi, mùa màng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho nên, trị thiên là một vấn đề thiết yếu con người cần phải quan tâm phòng ngừa, ứng phó bão lũ. Trong trị thiên bao hàm cả thuận thiên. Chúng ta đã chú trọng triển khai trồng rừng, ngăn chặn phá rừng, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên trong các chương trình dự án kinh tế. Nhưng đây đó vẫn còn vi phạm chặt rừng, phá rừng, cháy rừng; một số công trình thủy điện chưa tính toán hết được tác động về nguồn nước và gây khó khăn trị thủy.

Nhìn ra thế giới nước phát triển như Mỹ vẫn là nước có nhiều thiên tai với những cơn bão, lốc khủng khiếp. Hoặc một nước có dự báo thiên tai tốt như Nhật Bản đã phải hứng chịu những cơn động đất, song thần vượt sức chống đỡ của con người.

2. Đối ngược với những kẻ chuyên bịa đặt công kích  như ĐN, những ngày qua đã minh chứng hùng hồn rằng, các lực lượng quân đội luôn sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống dịch giã, thiên tai, sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy, thách thức vẫn tiên phong trên tuyến đầu chống dịch…

Thực tế cho thấy, ở đâu người dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tại dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân; những hành động và đóng góp nổi bật của các tường tá, chiến sĩ, quân nhân lực lượng Quân đội đã in đậm trong lòng Nhân dân với sự biết ơn và trở thành một điểm tựa bền vững. Gần đây nhất, ngày 12/10/2020, khi nhận được thông tin, có nhiều công nhân đang thi công thủy điện Rào Trăng 3 (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) bị đất đá sạt lở do mưa lũ vùi lấp, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Cục Cứu hộ, Cứu nạn tiếp cận hiện trường để cứu người bị nạn. Quá trình tiếp cận hiện trường, trong điều kiện mưa lớn, đêm tối, địa hình hiểm trở, sạt lở núi xảy ra bất ngờ đã vùi lấp làm 13 người trong đoàn công tác. Ngay lập tức, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã kịp thời triển khai công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Hàng nghìn người (thuộc Quân khu) đã tranh thủ từng giây phút để kiếm tìm người đồng đội (đến 19 giờ ngày 15/10/2020 đã tìm thấy 13 thi thể trong đoàn công tác).

Thiên tai địch họa không tránh khỏi bất ngờ. Họ đã về với lòng đất mẹ, được vinh danh xứng xanh anh hùng vì nước quên thân vì dân phục vụ. Hình ảnh họ sẽ còn được kể tiếp và nhớ mãi cùng với những câu chuyện xúc động khác…/.

Công Nghệ

Tin liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Theo dõi chúng tôi

90,393Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
26Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất