Phạm Đoan Trang sinh ra trong gia đình trí thức Hà Nội, các anh chị đều thành đạt với nghề nghiệp của mình. Bản thân vốn là học sinh trường Amsterdam, Đại học Ngoại thương – đều là những ngôi trường tiếng tăm của Hà Nội. Ra trường được vào làm nhiều tòa báo nổi tiếng như VnExpress, VTC, Vietnamnet, Pháp luật TP Hồ Chí Minh…Vậy mà từ phút bốc đồng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, bị đệ tử bang nhóm Việt tân khi đó như Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng đám No-U Hà Nội dắt mối, Đoan Trang chính thức “liên can” đến Việt Tân và dần dần trở thành “nhà đấu tranh dân chủ chuyên nghiệp” được VOICE-Việt tân đầu tư, đào tạo bài bản cùng hậu thuẫn cả tài chính và lực lượng không giới hạn. Bởi vậy, cũng như hàng chục “nhà dân chủ” lớn mặt khác, cái kết tất yếu cho Phạm Đoan Trang là nhà tù và bản thân cô ta chuẩn bị sẵn cho chặng đường này. Cùng chúng tôi điểm lại chặng đường gần chục năm “đấu tranh dân chủ” của Phạm Đoan Trang từ vụ “phong trào NO-U” và “Nhật ký yêu nước”, “Tuyên bố 258”, “Vì Một Hà Nội xanh”, “Hiến chương 2015”, cho đến “Nhà xuất bản Tự do” gắn bó với vai trò sáng lập, tổ chức, điều hành cùng với các “ảo vọng” nối tiếp liên tục thất bại của Phạm Đoan Trang
SA LẦY VÀO VIỆT TÂN VÀ BIỂU TÌNH
Dù sinh ra trong gia đình trí thức bậc trung ở Hà Nội, học được ở các trường tiếng tăm, xong lực học thực sự chỉ dừng ở mức “trung bình” (Phạm Đoan Trang tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng trung bình khá) là một trong số lý do khiến cô không chọn việc theo chuyên ngành được đào tạo.
Hơn nữa, đọc một loạt bài viết, cuốn sách trước khi tham gia vào “phong trào dân chủ” do Đoan Trang viết, có thể thấy rõ lý do cô chọn ngành báo với ảo tưởng về thứ “quyền lực thứ tư”. Lao vào thứ mộng tưởng tô vẽ của nghề, Đoan Trang nhanh chóng nhận thấy vị đắng, thất vọng vì thu nhập quá thấp và chưa hề thấy nghê báo không đem lại “quyền lực” thực sự, khiến Đoan Trang vỡ mộng vì bị xem như “kẻ vô danh” sau mỗi bài báo, không ai biết tác giả là ai. Dù đã đổi qua nhiều tòa báo vẫn không đem lai “tương lai quyền lực” nào cho Đoan Trang khiến cô này bắt đầu tìm đến những thế lực nuôi dưỡng quyền lực phía sau làng báo như Nguyễn Trần Bạt, Chu Hảo (phụ trách báo Tia Sáng thời đó), Mai Phan Lợi, Trịnh Hữu Long và nhóm Quỹ nghiên cứu Biển Đông Diễn đàn Nhà báo và Chính sách…
Chơi bời, quan hệ rặt toàn “nhà dân chủ”, Đoan Trang trở thành một trong những bồ dự trữ của tay chơi khét tiếng Bùi Thanh Hiếu và được y dẫn dắt tới với làng phản động chính hiệu. Cuối tháng 08/2009, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Đoan Trang bị bắt tạm giữ 9 ngày, do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó đảng Việt Tân là nhà tài trợ với số tiền 24.000 USD. Dù Trang bao biện cô không biết rõ kế hoạch, mọi việc đều do Bùi Thanh Hiếu chủ trì, nhưng vụ việc này cũng đủ khép lại giấc mơ “quyền lực thứ tư” của cô ta, buộc cô ta phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010, sau đó được Mai Phan Lợi nâng đỡ vào làm báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc tham gia dự án “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC) đang được NGO nước ngoài nuôi dưỡng.
Như con thiêu thân không biết điểm dừng, ngày 05/06/2011, Phạm Đoan Trang tham gia một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 18/08 cùng năm, cô thu thập các bài viết của người biểu tình, để biên soạn thành một tuyển tập mang tên “Thế hệ F”. Trong lời nói đầu của tuyển tập, cô mô tả đợt biểu tình như một cuộc “cách mạng dân chủ” “đầy tự hào”; trong đó người dân xuống đường lật đổ chế độ nhờ sức mạnh của Internet, tương tự như Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2005, Cách mạng Nâu ở Myanmar năm 2007, và Mùa Xuân Arab ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2011.
Trong không khí hứng khởi của các phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò khiến Trang sa lầy vào đường hướng chống Cộng cực đoan, lún sâu vào quan hệ rặt các đệ tử của Nguyễn Gia Kiểng và tay chân của Việt Tân, cũng như lún sâu vào cuộc sống sa đọa, bầy đàn, thác loạn, vừa cặp bồ với đủ hạng người, vừa dự trữ vài người tình chát sex bên kia bờ đại dương, chẳng thua kém Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…. Theo dõi vài chát chém gió của những tay chơi No-U đình đám hồi đó như Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thanh Hiếu, Mai Dũng, …, Đoan Trang từng được Hiếu Gió khoe ngay dưới facebook của đồng bọn về việc sẵn sàng lên giường với em nhà báo “gọi lúc nào cũng được”.
Blogger Võ Khánh Linh từng kể, nhờ tham gia đợt biểu tình hè 2011, Phạm Đoan Trang đã gặp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn, là hai người đồng hành cùng cô trong hầu hết các hoạt động về sau. Trang cũng lần lượt gia nhập nhóm No-U vào năm 2011, và Nhật ký Yêu nước vào năm 2012, trước khi xuất cảnh vào năm 2013, để được VOICE dạy nghề làm cách mạng đường phố. Đợt biểu tình năm 2011, và việc biên soạn cuốn “Thế hệ F”, đã thay đổi cuộc đời Đoan Trang, đánh dấu một bước ngoặt chuyển từ một phóng viên phản biện thành một người hoạt động để lật đổ chế độ. Thời kỳ tham gia “phong trào No-U” này, Đoan Trang rất có uy tín, được xem như thày giáo dạy nghề viết cho đám đệ tử Việt tân trong nước.
TÌM ĐẾN VOICE VÀ ẢO TƯỞNG TRỞ THÀNH CHÍNH KHÁCH, LÃNH TỤ?
Tìm đến VOICE, nhóm Đoan Trang được hưởng nhiều ưu đãi: với tư cách học viên khóa huấn luyện do NED tài trợ từ học phí cho đến sinh hoạt phí, vừa làm cộng tác viên cho một số NGONN mà VOICE “đối ngoại” được, kèm thêm chức danh trợ lý, thư ký cho nhân sự chủ chốt trong VOICE, thêm vào đó lập và “tập tành” triển khai vài dự án “đấu tranh dân chủ” từ NGO nước ngoài, của các băng nhóm phản động lưu vong Việt tân trá hình như Dân Làm báo, Chân Trời mới…Xin liệt kê một vài “thành quả đấu tranh dân chủ” thời kỳ “vừa học vừa làm” ở VOICE này.
Cuốn sách được quảng bá cẩm nang làm truyền thông “CĂN BẢN về TRUYỀN THÔNG & BÁO CHÍ”, – “giáo trình” dạy về kỹ năng truyền thông mà Đoan Trang biên soạn thời điểm ở VOICE được sử dụng huấn luyện “các nhà dân chủ trong nước” khi muốn dấn thân vào sự nghiệp “nhà báo tự do” trên mạng xã hội. Trong cuốn sách này, điều lạ lùng là cô ta chê bôi hầu hết các tờ báo trong nước, cho nó là “quân xanh, quân đỏ” của Ban tuyên giáo, xong lại ngợi khen trang lá cải Dân Làm báo như là mẫu mực, điển hình của “báo chí tự do”, “không bị lệ thuộc”, “đưa tin khách quan”… Trong khi, chính trong nhóm kín admin của Nhật ký yêu nước, đám đệ tử thân cận của Đoan Trang lại tẩy chay tờ lá cải, xem Dân làm báo là loại trang tin không nên tin tưởng và việc đưa bài của trang này lên Nhật ký yêu nước làm mất uy tín của fanpage! Dễ hiểu, cuốn sách “cẩm nang truyền thông” của Đoan Trang viết theo đơn đặt hàng của Dân Làm báo, VOICE và một số tổ chức nước ngoài khác đã được đề cập ngay trên bìa sách, tuy nhiên, là người có chuyên môn làm báo, Đoan Trang bẻ cong ngòi bút cốt đẹp lòng nhà tài trợ đủ để chứng minh, cựu ký giả Đoan Trang đã trượt dài trong cái nghề viết lách, sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng từ các tổ chức, thế lực chống Nhà nước Việt Nam.
Thực hiện chiến dịch “tẩy chay Tân Hiệp phát”, trong đó dàn đệ tử VOICE cùng với dàn truyền thông MEC của Mai Phan Lợi, dàn ISEE của Nguyễn Quang Bình câu kết với một doanh nghiệp Philippine đạo diễn, đẩy sóng kịch bản “con ruồi”, biến nó thành sự cố để bóp chết doanh nghiệp nội địa này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Phi thôn tính cũng như thực hiện kế hoạch thúc đẩy tạo sức ép dư luận xã hội qua việc vận động thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo nền tảng gây dựng xã hội dân sự trong nước.
Nhận thấy tiềm năng của Đoan Trang nên một tổ chức NGO nước ngoài đã liên hệ giới thiệu cho Trang học bổng ngành “hành chính công” ở Mỹ. Tại đây, Trang cùng các băng nhóm Việt tân ở Mỹ tích cực tham gia các hoạt động tiếp xúc, vận động dân biểu, chính khách Mỹ ủng hộ “phong trào dân chủ Việt Nam”, từ việc điều trần trước các ủy ban Hạ viện Mỹ, vận động Facebook lấy lại tài khoản và bảo trợ cho các “nhà đấu tranh” bị cộng đồng mạng Việt Nam report, tổ chức chiến dịch phá hoại việc VN tham gia UNHCR, TPP, phá quan hệ hướng tới đối tác chiến lược giữa VN-Hoa Kỳ …đến việc tập tành viết các báo cáo nhân quyền.
Sau hơn 2 năm tiếp xúc với hầu hết các tổ chức, thủ lĩnh phản động lưu vong đình đám, học hỏi kinh nghiệm “cách mạng màu” ở các nước khác nhau, nghiền ngẫm các phương thức đấu tranh, lật đổ, Đoan Trang tự tin về nước, bắt tay vào khuấy động phong trào đấu tranh với dạt dào hy vọng gây dựng được “phong trào đối lập” đúng như lộ trình và kế hoạch đã phác họa kỹ lưỡng
ẢO TƯỞNG VỚI CON BÀI “TUYÊN BỐ 258” VÀ QUỐC TẾ VẬN
Trước khi về nước, Đoan Trang cùng Nguyễn Anh Tuấn khới xướng là dự án “Tuyên bố 258” với sự phối hợp của hai nhà đầu tư VOICE và Dân Làm báo cùng đèn xanh từ Bộ Ngoại giao Mỹ, theo đuôi của EU và hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Ý đồ của chiến dịch này bị blogger Võ Khánh Linh cùng nhiều bạn sinh viên dấy phong trào phản đối, vạch trần.
Từ cuối tháng 7/2013, Phạm Thị Đoan Trang đã vận động một số người mà hầu hết là có “thâm niên” tham gia, thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam ký vào bản Tuyên bố 258 có nội dung vận động cộng đồng quốc tế gây áp lực Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ luật hình sự như là “điều kiện” để được trở thành thành viên “Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc”. Mặc dù bản “Tuyên bố 258” mượn danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” nhưng chỉ thu thập được 69 chữ ký của số zân chủ, đến nay mới được hơn 100 chữ ký. Thật khôi hài.
Mặc dù chỉ được một nhúm vài kẻ chống đối cực đoan ký tên ủng hộ “Tuyên bố 258”, nhưng chúng lấy cái danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” liên hệ và tổ chức trao “Tuyên bố 258” cho Đại sứ quán Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức tại Hà Nội và cử một đoàn bay sang Thái Lan để trao cho một số tổ chức quốc tế. Chúng xem đây như “chiến thắng” và “trưởng thành” của cái gọi là “lực lượng đấu tranh dân chủ Việt Nam”!
Cùng với việc đem Tuyên bố 258 đi “trình” các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, chúng tổ chức lăng xê, quảng bá, diễn tả các trạng thái tự hào được “bán nước” như một sự khiêu khích quốc thể, thách thức cộng đồng yêu nước chân chính. Cùng với việc này, chúng còn tụ tập tổ chức các buổi “café 258”, tụ tập trước các Đại sứ quán để ”yểm trợ” cho số vào bên trong, tụ tập hò hét đòi “người của chúng” khi đang được yêu cầu làm việc với các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật khác giữa Thủ đô Hà Nội… Những hành động quá khích, ngày càng leo thang núp dưới danh nghĩa “yêu nước”, “phản đối đường lưỡi bò”, “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” nhưng thực chất là cái vỏ bọc “hợp pháp” cho các việc làm xúc phạm, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận thể chế chính trị, kích động chống đối tiến tới lật đổ Nhà nước Việt Nam. Nếu bạn vào địa chỉ facebook/blog của những kẻ ký tên Tuyên bố 258 sẽ dễ dàng nhận thấy sự chống đối đến cực đoan, thách thức chính quyền, xem thường cộng đồng đến bệnh hoạn của những kẻ này. Mọi hành động, việc làm của chúng đều hướng tới mục tiêu lật đổ Nhà nước với khát vọng đưa Việt Nam trở lại với thể chế “Việt Nam Cộng hòa”, đáp ứng được khát vọng của các ông thầy Việt Tân, Tập hợp dân chủ đa nguyên, …đang trông ngóng hơn 30 năm nay ngoài cửa khẩu (đang thường trực trong danh sách “bạn bè” trên blog/facebook của chúng), để được ôm chân, bợ đít các “đại cường quốc”, bất chấp nguy cơ có thể đẩy Việt Nam trở thành bãi chiến trường, nội chiến hoặc sân đấu cho các nước đế quốc diễn tập.
Cộng đồng facebook/blog trên mạng Internet đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động bán nước của những kẻ tham gia “Tuyên bố 258”. Các bạn có thể đọc một số bài viết sau:
(1) http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2013/08/lai-cai-su-tiem-danh-van-mot-nhum-nguoi.html
(2) http://xapxinh.blogspot.com/2013/08/nha-dan-chu-dien-tro-moi.html#.Ui8IxIu5L7U
(3) http://vietnamconghoa2012.blogspot.com/2013/08/ho-muon-gi-qua-cai-goi-la-tuyen-bo-258.html
(4) https://vitoquocvietnam.wordpress.com/2013/08/29/mang-luoi-blogger-viet-nam-la-gi-nhi-2/
(5) http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21172302.html
Có thể nói, bản Tuyên bố 258 do Đoan Trang kỳ công soạn thảo, trực tiếp vận động các nhóm trong nước ký tên, lại long đong liên hệ từng ĐSQ, từng tổ chức nhân quyền để họ tiếp nhận bản Tuyên bố này, giúp cho “phong trào dân chủ” trình diễn màn “chính khách quốc tế”, nhưng lại không được đám chống đối thủ cựu trong nước ủng hộ, trừ một số thành viên NO-U và đám cộng tác viên Dân làm báo trong nước. Nguyễn Chí Đức, một thành viên MLBVN sớm nhất tự phơi bày hành động lố lăng, bán rẻ lòng tự tôn dân tộc, quay sang ủng hộ nhóm Phản bác Tuyên bố 258 sau đó, cùng với sự ra mắt èo uột và các hoạt động nặng tính trình diễn sau đó của MLBVN khiến dự án “quốc tế hóa làng zân chủ Việt” của Đoan Trang đổ bể, phải bỏ luôn “sản phẩm” này cho Dân làm báo và nhóm Cộng tác viên của Dân Làm báo phụ trách (như Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Thanh Nghiên, vợ chồng Trịnh Anh Tuấn-Đào Trang Loan, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,…).
Thế là chuỗi chiến dịch “Tuyên bố 258”, phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, vận động cô lập Việt Nam tại phiên UPR 2014…đều thất bại, Đoan Trang ngộ ra rằng, mọi hoạt động vận động nước ngoài can thiệp chẳng đi đến đâu, chẳng đem lại bất cứ hiệu quả gì trên thực tế cho giấc mộng “cách mạng dân chủ” của cô ta cả. Muốn “cách mạng dân chủ” thành công thì yếu tố nội lực vẫn là quyết định. Dân chúng không ủng hộ thì đám chính khách, dân biểu phương Tây chỉ là “đãi bôi”, chẳng đi đến đâu hết. Con đường tiến tới tham vọng quyền lực của cô ta vẫn phải là về nước, xây dựng nền móng, nền tảng trong nước, chơi vơi ở nước ngoài, chẳng đem lại điều gì, ngoại trừ tương lai thành Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia Kiểng…chết già nơi đất khách quê người mà thôi.
CHIÊU BÀI “HIẾN CHƯƠNG 2015” VÀ THẤT BẠI GIẤC MƠ “HIẾN CHƯƠNG 77” CHO VIỆT NAM
Trong các kịch bản “cách mạng dân chủ cho Việt Nam”, Đoan Trang tâm đắc nhất cách mạng màu ở Ba Lan, cho rằng bối cảnh, điều kiện của đất nước Đông Âu này phù hợp với Việt Nam, có thể áp dụng kịch bản chuyển đổi dân chủ ở Ba Lan cho Việt Nam. Cơ sở làm nên thành công cách mạng dân chủ Ba Lan là Hiến Chương 77, thế là vừa đặt chân về nước, cùng với việc nuôi dưỡng, khởi động lại các cuộc biểu tình đường phố cuối tuần, Đoan Trang bắt tay ngay vào việc vận động đồng bọn ủng hộ mô hình, kịch bản của cô ta. Hiến Chương 2015 được Đoan Trang kỳ công chuẩn bị ra đời từ đó.
Với tên gọi và thông điệp là: “HIẾN CHƯƠNG 2015 – TUYÊN BỐ ĐOÀN KẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC, NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH VÌ DÂN CHỦ-NHÂN QUYỀN VIỆT NAM”,Đoan Trang tham vọng “thiết lập chế định” đối với làng zân chủ vốn rời rạc, chia rẽ. Chẳng hạn như:
– “ Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị câu lưu, tạm giữ, tạm giam, thì tất cả những người còn lại, nếu ở cùng địa phương đó tại thời điểm xảy ra hành động bắt giữ, phải hợp lực đấu tranh, đòi trả tự do ngay lập tức cho người đó; không ai được thoái thác”
– Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị kết án tù hoặc cải tạo giam giữ, thì những người còn lại phải thăm nuôi người đó và chu cấp, bảo vệ, chăm sóc thân nhân (bố mẹ, vợ/chồng, con cái) của người đó.
– “Vi phạm 03 lần sẽ bị khai trừ khỏi Hiến chương”
Hiến Chương 2015 chưa kịp có màn ra mắt, Đoan Trang đã lĩnh đủ trái đắng từ phong trào dân chủ tan nát từ màn tranh giành tình, tiền, giải thưởng, quyền lực ảo…
Đa số ý kiến của các nhà zận chủ đều cho rằng bản Hiến chương là không có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn, đại loại các bình luận râm ran sau lưng Đoan Trang kiểu như:
1. Không ký vì không thực tế, đấu tranh dân chủ không cần phải ràng buộc nhau như thế
2. Có nhiều điểm bất cập và không phải ai muốn theo cũng được vì mỗi người có một điều kiện và hoàn cảnh khác nhau
3. Không đồng ý với câu cuối vi phạm 3 lần thì bị xóa tên và công bố công khai người bị xóa. Vô lý vì con đường đấu tranh biết dài hay ngắn mà vi phạm 3 lần đã bị đuổi, đấy là chưa kể nội bộ phong trào luôn mâu thuẫn. Việc công bố tên tuổi cũng khiến cho phong trào dân chủ mất mặt
4. Không đồng ý vì vấn đề thu chi tài chính, ủng hộ quĩ không hợp lý và minh bạch
5. Các mục nêu ra 5 ý thì tới 3 ý trùng lặp, văn phong kém cỏi
6. Lập ra Hiến chương mà không có sự bàn bạc trước, cứ tự mình soạn ra rồi bắt người khác ký
…
Vô số các chỉ trích khác của các nhà rận chủ phê phán Hiến chương 2015
Bất chấp Đoan Trang cầm bản Hiến Chương này đến gặp từng người, lê lết ra tận sân bóng, công viên, quán café để lấy được chữ ký, song vẫn rất hẻo người tham gia. Nó chính thức tan nát khi khá nhiều cây đa, cây đề làng zân chủ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thân chinh ra Bắc vận động đám tham gia Hiến Chương 2015 xé tan tham vọng của Đoan Trang. “Tình địch” của Đoan Trang, Hà Thị Vân, hiện là vợ của Nguyễn Anh Tuấn (VOICE) chính thức lên tiếng rút khỏi Hiến Chương 2015 trên Facebook và công kích đám cầm đầu không chịu cho cô ta rút tên (!?). Sự công khai của Hà Thị Vân như ngòi nổ, đánh trúng tâm ý của đám chót nể nang mà ký tên, chính thức khai tử nhóm Hiến Chương 2015 khi nó chưa kịp làm lễ ra mắt!
Thế là giấc mơ làm lãnh tụ phong trào dân chủ và dẫn dắt phong trào này đi theo mô hình và kịch bản như Ba Lan của Phạm Đoan Trang tan thành mây khói
VÌ MỘT HÀ NỘI XANH HAY ẢO MỘNG “CÁCH MẠNG XANH”
“Vì Một Hà Nội Xanh”, sau đổi tên thành Green Trees và hiện đang được Đoan Trang và VOICE bí mật đặt cho nó cái tên “Đảng Xanh” kèm rất nhiều dự án khủng hy vọng nó sẽ trở thành đảng đối lập như ở Châu Âu khi “thời cơ” đến. Mặc dù trong suốt quá trình hoạt động, nhóm này tuyên bố rằng họ đặt mục đích “bảo vệ môi trường”, với trọng tâm là vấn đề bảo vệ cây xanh. Tuy nhiên, khi nói về Green Trees, cả những người sáng lập lẫn những người theo dõi đều chỉ quan tâm đến những cuộc biểu tình mà nó tổ chức, và sức ảnh hưởng của nó trong phong trào chính trị đối lập Việt Nam. Trong khi Green Trees không có chuyên gia nào về môi trường, tất cả thành viên của nó đều tham gia phong trào chính trị đối lập.
Bàn về quá trình thành lập, đây là sản phảm mà Đoan Trang và đàn em rắp tâm cướp của nhóm NGO trong nước
Đầu năm 2015, chính quyền thành phố Hà Nội tiến hành kế hoạch chặt hạ để thay thế 6700 cây xanh được trồng trên các vỉa hè của thành phố. Đây không phải là một quyết định bất ngờ của chính quyền, vì nó đã có trong kế hoạch của ngành và được công bố trên website của Sở từ trước đó một năm (1). Tuy nhiên, phải đến lúc các cây to ở một số tuyến phố bị chặt hạ, người dân và báo chí mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Họ lập tức khơi dậy một làn sóng dư luận lớn, để phản đối việc chặt cây và công kích chính quyền Hà Nội.
Nghiêm Kim Hoa và Lê Quang Bình, hai người có ảnh hưởng trong một số tổ chức phi chính phủ (NGO) được chính quyền cấp phép hoạt động, quyết định nắm bắt thời cơ này. Họ lập một group Facebook mang tên “6700 Cây Xanh”, để quy tụ đám đông dưới một phong trào bảo vệ môi trường do họ phát động. Theo bản nội quy của nhóm, thì “6700 Cây Xanh” được thành lập để phục vụ hai mục đích.
Mục đích ngắn hạn của nhóm là yêu cầu chính quyền Hà Nội ngừng chặt cây, công khai bản đề án và trách nhiệm những cá nhân liên quan, đồng thời tập hợp tư liệu để thực hiện bộ phim “6700 Cây Xanh”.
Mục đích dài hạn của nhóm là tạo “kênh tương tác trên mạng xã hội cho những người yêu cây xanh, bảo vệ môi trường”.
Như vậy, khi thành lập nhóm “6700 Cây Xanh”, bà Hoa và ông Bình không chỉ muốn giải quyết một vấn đề thời sự trước mắt, mà còn muốn quy tụ lực lượng để xây dựng một tổ chức dân sự.
Bản nội quy của nhóm “6700 Cây Xanh” cũng khẳng định rằng nhóm không chấp nhận các nội dung, hoạt động “vi phạm pháp luật Việt Nam”, hoặc “phản động, đi ngược lợi ích chung, lợi ích quốc gia”.
Nội quy nhóm “6700 Cây Xanh”
Để thu hút thêm quần chúng vào nhóm, và để nhóm tổ chức được các cuộc biểu tình, Nghiêm Kim Hoa quyết định mời Phạm Đoan Trang tham gia nhóm. Vào thời điểm đó, Phạm Đoan Trang mới về nước được khoảng một năm, vẫn giữ mối quan hệ với giới báo chí chính thống, và chưa chống chính quyền ra mặt, nên có được sự tin tưởng của Hoa.
Vì các NGO thân Nghiêm Kim Hoa hoạt động một cách hợp pháp trong giới hạn cho phép của nhà nước, họ được đăng tải thông tin về phong trào của mình trên các kênh truyền thông chính thống. Nhờ đó, họ nhanh chóng được ủng hộ bởi đám đông phẫn nộ trước vụ chặt cây. Không lâu sau khi thành lập, nhóm “6700 Cây Xanh” đã đạt được những thành tích sau:
_ Tung ra một văn bản, mang tên “thư ngỏ của các Tổ chức và công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6700 cây xanh” trên trang tutela.vn. Ngày 22/03/2015, hơn một tuần sau khi tung ra nó, người ta đã kêu gọi được 22.080 chữ kí dưới thư ngỏ này.
_ Tổ chức một cuộc “picnic vì cây xanh Hà Nội” ở khu vực quanh hồ Thiền Quang vào ngày 22/03/2017, mà sau đó tình cờ “bùng phát” thành một cuộc “tuần hành ôn hòa”. Tất nhiên, việc biến một cuộc picnic thành một cuộc biểu tình đã đươc ban tổ chức sự kiện tính toán từ trước. Bằng chứng là họ mang theo một lượng lớn băng-rôn, khẩu hiệu đội đầu, và áo phông mang biểu tượng chính trị của các lực lượng tham gia. Đây đều là những vật dụng quen thuộc trong một cuộc biểu tình, nhưng lại không cần thiết cho một buổi picnic.
Sau những thắng lợi này, cánh NGO hợp pháp của Nghiêm Kim Hoa không muốn tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối, để tránh đối đầu với chính quyền. Trong khi đó, cánh Phạm Đoan Trang muốn tiếp tục tổ chức biểu tình, vì từ năm 2011, biểu tình đã là dạng hoạt động chính để nuôi dưỡng phong trào chính trị đối lập Việt Nam. Do mâu thuẫn này, cánh Phạm Đoan Trang đã quyết định cướp nhóm “6700 Cây Xanh” và phong trào bảo vệ môi trường mà cánh Nghiêm Kim Hoa lập ra.
Ngày 30/03/2015, Nguyễn Công Huân, admin trang Dân Luận ở nước ngoài, lập group Facebook “Vì Một Hà Nội Xanh”. Sau đó, Huân trao quyền quản lý group cho Phạm Đoan Trang và các cộng sự, như Trịnh Anh Tuấn, Hoàng Thành Nhân, Lưu Văn Minh.
Ngay sau khi được cấp quyền quản trị, Trịnh Anh Tuấn đã đăng bản mô tả chính thức về nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”. Dù văn bản này có chức năng giới thiệu và định hướng nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, nó lại được viết như một bản luận tội dành cho nhóm “6700 Cây Xanh” cũ. Trong văn bản, Tuấn viết rằng dù “ban đầu rất tích cực trong việc tổ chức phong trào”, nhóm “6700 Cây Xanh” đã “có những biểu hiện khác lạ, đi ngược lại tinh thần chung, khí thế chung của các thành viên”. Tuấn cũng tuyên bố rằng “nhóm admin cũ”, là những người “nhiệt tình, trong sáng, vì cộng đồng”, “đã bị chiếm quyền bởi những người lạ có nhận thức khác, có mục đích chính trị khác”. Vì vậy, Tuấn chuyển toàn bộ số thành viên của nhóm “6700 Cây Xanh” cũ sang nhóm mới, để tiếp tục phong trào.
Như vậy, nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” đã được thành lập bằng một tuyên bố của cánh Đoan Trang, rằng chỉ những admin thân Đoan Trang mới là lãnh đạo đích thực của phong trào bảo vệ môi trường, còn những admin khác đều là “ngụy”.
Sau khi bị cướp bởi Phạm Đoan Trang, phong trào chống dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội ngừng xuất hiện trên báo chí chính thống. Cánh NGO hợp pháp cũng từ bỏ dự án phim tài liệu “6700 Cây Xanh” và dự định phát triển một phong trào dân sự khác để bảo vệ môi trường.
Nhờ thành quả cướp được của nhóm khác, Đoan Trang và đàn em dễ dàng lôi kéo, gây dựng được “thế hệ xanh” với tham vọng thay thế “thế hệ F” đã già nua, thủ cựu, suy thoái. Từ đây nhóm “Vì Một Hà Nội xanh” được tất cả kênh truyền thông thân phương Tây, phản động PR nhiệt tình với hy vọng nó có thể thay thế “phong trào biểu tình No-U”, giữ lửa để gây dựng lực lượng chính trị đối lập, chờ bước đột phá cho cách mạng đường phố.
Bản mô tả nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, do Trịnh Anh Tuấn viết
Hàng loạt hoạt động sau đó của nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” như “đấu tranh pháp lý” với UBND Tp. Hà Nội do nhóm Trần Vũ Hải tư vấn, tổ chức đòi người bị công an bắt giữ, triệu tập và gây rối trước các trụ sở công an, chính quyền và trình diễn một vài hoạt động văn nghệ, biểu tượng, công ích trên đường phố theo một số mô hình chắp nối kiểu “trò chơi hóa chính trị” do Vũ Đông Hà – ông chủ Dân làm báo hướng dẫn. Hoành tráng nhất là nhóm này đã tổ chức được buổi tổng kết cuối năm ở Đại Sứ quán Mỹ. Sự kiện này mang tên “Gặp nhau cuối năm 2015”, nhái theo tên một show hài kịch thường chiếu vào dịp cuối năm trên truyền hình chính thống. Buổi lễ được tổ chức ở Đại Sứ quán Mỹ, và được đài SBTN, một đài hải ngoại có liên quan đến đảng Việt Tân, phụ trách phỏng vấn và quay phim. Theo đài SBTN, thì buổi lễ thu hút hơn 100 thành viên nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, cùng các quan chức của Đại Sứ quán tham dự.
Khi được đài SBTN hỏi về dự định tương lai của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, admin Nguyễn Anh Tuấn của nhóm này cho biết họ “đang có dự định trở thành một tập thể những người dân quan tâm đến các vấn đề xã hội một cách hiệu quả, mà người ta gọi là xã hội dân sự”. Nói cách khác, ông Tuấn đã thừa nhận rằng Vì Một Hà Nội Xanh không chỉ hướng đến việc bảo vệ cây xanh, mà còn qui tụ lực lượng cho các mục đích chính trị khác. Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó, nhóm này chưa đạt được chút tiến triển nào trong việc bảo vệ môi trường và chống đề án thay thế cây xanh.
Tháng 4 năm 2016, một số đài báo đưa tin rằng các nhà máy của tập đoàn Formosa đang xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường, khiến cá chết hàng loạt ở bờ biển một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Việc này lập tức gây nên một làn sóng dư luận lớn. Vì Một Hà Nội Xanh, một nhóm mang danh nghĩa “bảo vệ môi trường”, đã không bỏ qua cơ hội này để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Ngay trong tháng, họ đổi tên thành “Green Trees”, một cái tên tiếng Anh không bao gồm hai chữ Hà Nội. Việc đối tên này có lẽ phục vụ hai mục đích. Thứ nhất, họ muốn danh chính ngôn thuận theo đuổi vụ “cá chết” ở miền Trung Việt Nam, thay vì bị bó hẹp trong địa bàn Hà Nội, và bị gắn tên tuổi với vụ “6700 cây xanh” đã cũ. Thứ hai, họ muốn hiện diện trong mắt nước ngoài một cách rõ ràng và ấn tượng hơn. Từ đây, Green Trees tham gia cùng các tổ chức chống đối trong và ngoài nước khác nuôi dưỡng “cách mạng cá”, cùng với nó là dự án bí mật mang tên “Đảng Xanh” được gửi tới bộ phận chính trị các ĐSQ Châu Âu với hy vọng nhận được các dự án dài hơn biến nó thành chính đáng được phương Tây công khai ủng hộ trong tương lai. Tuy nhiên, vì “cách mạng cá” diễn ra ở miền Trung lại do thế lực công giáo của linh mục Nguyễn Thái Hợp câu kết trực tiếp với Việt Tân thực hiện, nên nhóm “Green Trees” không thể ra mặt, chiếm lĩnh trận địa này được. Đoan Trang chỉ nhận được vài phần việc lẻ tẻ như làm truyền thông, tích lũy tài liệu viết báo cáo về Formosa. Thế là toàn bộ lực lượng đệ tử Việt tân trong Green Trees ồ ạt kéo vào miền Trung, khiến Green Trees rơi vào tình trạng “ngủ lâm sàng”.
VÌ SAO ĐOAN TRANG ĐI TÙ (6): THẢM HỌA “CÁCH MẠNG CÁ” VÀ NUÔI DƯỠNG VỤ ĐỒNG TÂM
“Thế hệ xanh” mà Đoan Trang dày công cướp đoạt của phe cánh khác, cô ta cùng bậu xậu không có khả năng duy trì, giữ lửa. Dàn đệ tử đắc lực dần dần nối gót Đoan Trang sang VOICE “học tập” như Cao Vĩnh Thịnh, Thảo Gạo, …Rút cuộc trơ ra vài gương mặt “thế hệ xanh” cùng với nhóm No-U Hà Nội chạy theo “cách mạng cá” để hô hào được vài cuộc tuần hành, đạp xe, từ thiện, …thưa thớt, đìu hiu. Điểm nhấn duy nhất cũng là thế mạnh của Đoan Trang là cho ra được báo cáo “Toàn cảnh thảm họa biển Việt Nam” đề danh nghĩa nhóm Green Trees, thực chất một mình Đoan Trang tự làm tự sửa
Sau khi công bố bản báo cáo, nhóm Green Trees đã gửi nó đến Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Thông tin – Truyền thông và Mặt trận Tổ quốc. Đoan Trang không phổ biến miễn phí bản báo cáo trên Internet, mà bán nó trên trang Amazon, lấy danh nghĩa Green Trees ra một thông báo chính thức, giải thích rằng vì nhóm “rất nghèo”, “không có đăng ký hoạt động”, lại thường xuyên bị an ninh quấy rối, nên phải bán bản báo cáo lấy tiền. Họ cũng khẳng định rằng sau khi thu đủ phần tiền dùng để in các báo cáo gửi nhà nước Việt Nam, họ sẽ dùng phần tiền còn lại để giúp đỡ các nạn nhân của vụ xả thải. Nhờ màn “than nghèo kể khổ” này, bản báo cáo của Green Trees được phong trào đối lập Việt Nam đón nhận một cách nồng nhiệt.
Có thể nói, Đoan Trang là thành phần tích cực, đi đầu trong tổ chức truyền thông cho “cách mạng cá” rất hiệu quả, nhưng thừa nhận thất bại khi Green Trees không thể tổ chức được biểu tình “cách mạng cá” như ở miền Trung do các linh mục đạo diễn với lực lượng giáo dân đông đảo và răm rắp nghe lời linh mục. Sự thất vọng khi lực lượng F, xanh hay zân chủ không thể chăn dắt dân chúng như mấy vị linh mục, trơ ra toàn gương mặt biểu tình viên chuyên nghiệp khiến Đoan Trang phải cay đắng thừa nhận “Kịch bản rất xấu cho phong trào Cách mạng cá” . Bản thân cô ta muốn mọi cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam hay “cách mạng cá”, phải do bản thân hay thành phần xã hội dân sự độc lập nắm bắt chứ không phải dưới sự sai khiến của thần quyền Công giáo.
Bản thân Đoan Trang không tiếc công sức để hút tiền từ Việt tân và các tổ chức lưu vong về cho cô ta làm “cách mạng cá” ở Hà Nội, nhưng buồn thay sự lựa chọn của nhóm chóp bu Việt tân lại chọn “ngọn cờ” là giám mục Nguyễn Thái Hợp khiến Đoan Trang phải đi nhặt nhạnh vài dự án nhỏ lẻ kiểu như “cách mạng dù xanh” do Mã Tiểu Linh mang về chẳng hạn. Nguồn tiền quá nhỏ để “thúc đẩy” các cuộc tuần hành của nhóm Green Trees hay No-U. Sự thật khiến giấc mộng để Green Trees nắm bắt, dẫn dắt “cách mạng cả” đổ bể hoàn toàn.
Tiếp sau thất bại “cách mạng cá” Đoan Trang nuôi dưỡng rất nhiều “chiến dịch” nhằm khôi phục vai trò của nhóm Green Trees xong đều thất bại vì giới nghệ sỹ, báo chí đều xa lánh cô ta. Bởi vậy, khi sự việc Đồng Tâm nổ ra, lập tức Đoan Trang và băng đảng VOICE bu lấy với hy vọng điều hành, giật dây băng nhóm Lê Đình Kình. Nhưng ai dè, lê Đình Kình còn là bậc thầy của đám zân chủ, trí thức về tổ chức bạo loạn. Ông ta chỉ nhận tiền và làm theo ý mình, còn các nhóm như Đoan Trang được hô hào viết bài, truyền thông cho ông ta, còn ông ta chẳng dại gì mà đi theo mấy bang phái dân chủ ảo tưởng.
VÌ SAO ĐOAN TRANG ĐI TÙ (7): TAN TÁC GIẤC MƠ “NHÀ XUẤT BẢN TỰ DO” VÀ CÁC TÒA BÁO “TỰ DO”
Sau khi tan hoang mọi dự án, mọi chiến dịch biểu tình, phong trào dân chủ ngày càng èo uột khiến Đoan Trang cực chẳng đã, đành quay về dốc sức cho “nghề viết”, tập trung đầu tư cho Luật Khoa Tạp chí, sản phẩm của một NGO lập ở Mỹ tiện cho việc xin tài trợ, dự án từ nước ngoài theo đúng mô hình truyền thông phương Tây, cùng với lộ trình viết sách và tham vọng cho ra đời “Nhà xuất bản Tự do” kiếm tiền, tạo dựng ảnh hưởng từ thế mạnh của cô ta.
Có nguồn tin tiết lộ, Phạm Đoan Trang đã nộp hơn 35 hồ sơ xin thành lập các dự án với tên gọi gắn với các cuốn sách dự định xào nấu như: “Vấn đề nhân quyền cho Việt Nam”, “Con đường hiện thực hóa dân chủ”, “Sự cai trị của ĐCSVN không có dân chủ-tự do”, “Chính sách chống tôn giáo tại Việt Nam của nhà cầm quyền Cộng sản”…, các hồ sơ “Startup” của Trang đã được các tổ chức như Tổ chức theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, Tổ chức báo chí tự do, Tổ chức minh bạch quốc tế, Liên đoàn tự do dân sự Mỹ… duyệt, chi số tổng số tiền lên tới gần 7 triệu USD để Trang viết báo cáo, in xuất bản hàng chục đầu tài liệu xuyên tạc trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo tại Việt Nam thông qua cái gọi là Nhà xuất bản Tự do được Trang lập ra. Đặc biệt nhiều bản báo cáo xuyên tạc về nhân quyền của Phạm Đoan Trang còn được gửi cho dân biểu Smith, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ, dân biểu Ed Royce, Đảng Cộng hòa bang California; dân biểu Frank Wolf, Đảng Cộng hòa bang Virginia; dân biểu Zoe Lofgren, Đảng Dân chủ bang California và dân biểu Alan Lowenthal, Đảng Dân chủ bang California để làm báo cáo thường niên cho việc theo dõi tình hình nhân quyền Việt Nam theo “Luật nhân quyền Việt Nam năm 2013” (luật H.R. 1897) được Hạ Viện Mỹ thông qua, giám sát…
Cả một kế hoạch dài hơi, được sự hậu thuẫn to lớn từ các NGO, quỹ dân chủ quốc tế như vậy mà …người tính không bằng trời tính, nội bộ Nhà xuất bản Tự do của Phạm Đoan Trang xảy ra liên tục các vụ tố cáo lùm xùm trong sử dụng, phân chia tiền bạc, dẫn tới việc Phạm Đoan Trang quyết định “thay máu” tổ chức này, gây dựng lực lượng chuẩn bị cho mình thời hậu nhập kho. Với động thái tuyên bố rút khỏi mọi hoạt động của nhà xuất bản tự xưng này, đồng thời tố cáo ngược lại người đồng sáng lập là Nguyễn Phương Hoa đã lợi dụng “phong trào tự do, dân chủ” để đưa con dâu, cháu gái vào nắm các chức vụ như thủ quỹ, kế toán của nhà xuất bản hòng chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Phương Hoa không phải dạng vừa, bản thân được nhiều tổ chức đào tạo bài bản, nên phản pháo Đoan Trang kịch liệt, trưng ra đủ các loại bằng chứng tố cáo Đoan Trang mới chính là kẻ phá nát NXB Tự do vì quyết định tùy tiện, chi tiêu hoang phí, lừa lọc đối tác, chèn ép đồng bọn
Ông trời dường như phụ lòng Đoan Trang khi vắt kiệt sức gập dựng hàng tá dự án, lộ trình, kế hoạch bài bản, nhưng đều tan hoang, sụp đổ. Ngay cả niềm hy vọng cuối cùng là NXB Tự do trước khi bị bắt, chính Trang đã tự bôi đen bản thân và phong trào zân chủ khi bị đồng bọn bóc mẽ thậm tệ. Uy tín và ảnh hưởng của Đoan Trang trước thời điểm nhập kho xuống đến thấp nhất do chính màn thanh lý môn hộ khốc liệt, cạn tàu ráo máng, vắt chanh bỏ vỏ.
Liên hệ chiến lược gây dựng NXB Tự do gắn với kế hoạch đi tù qua tài liệu “Nếu tôi đi tù” đã chuẩn bị từ lâu, mới thấy Đoan Trang biết trước việc mình tất yếu sẽ bị bắt, chỉ là vấn đề thời gian. Đồng thời chuẩn bị sẵn lộ trình đi tù vẫn còn dàn đệ tử chân truyền NXB Tự do và khối dự án khổng lồ đủ để thay Trang thực hiện toàn bộ kế hoạch đấu tranh đòi tự do và suy tôn lãnh tụ Đoan Trang ra tù 3-4 năm sau khi bị bắt.
Đúng là người tính không bằng trời tính!Sau 3-4 năm tù nữa, với làng zân chủ èo uột, nát tươm như hiện nay thì mấy ai còn nhớ đến Đoan Trang và kế hoạch hậu đi tù cùng ảo tưởng trèo lên đầu họ làm thủ lĩnh đối lập nữa!
Nhạn Biển